Wikimapia is a multilingual open-content collaborative map, where anyone can create place tags and share their knowledge.

Thiền viện Trúc Lâm (Da Lat)

Vietnam / Thai Nguyen / Da Lat
 buddhist temple  Add category

Được xây dựng từ năm 1993, khánh thành vào năm 1994 theo bản phác thảo thiết kế đầu tiên của kiến trúc sư tài danh Ngô Viết Thụ, thiền viện Trúc Lâm nằm trong khuôn viên rộng 24,5ha với ba khu vực riêng biệt: ngoại viện, hai khu nội viện tăng và khu nội viện ni.
Vì lợi ích chung, xin đừng xóa hình. Cám ơn.
Nearby cities:
Coordinates:   11°54'12"N   108°26'9"E

Comments

  • maikhanh
    Thăm Thiền viện Trúc Lâm Hồng chung lâu TTO - Ngôi chùa nằm im lìm trên một sườn đồi thoai thoải, bên dưới là hồ nước trong xanh mênh mông, xung quanh là những tán thông già ngày đêm reo vi vu, đồi núi chập chùng… Thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt) đã làm đắm lòng không ít du khách. Nhiều người khác đến Trúc Lâm để chiêm nghiệm, để kiếm tìm những giây phút yên bình sau những ồn ào, phiền lụy cuộc đời… Nhưng có lẽ rất ít ai chiêm ngưỡng được cảnh những tia nắng hừng đông trong như pha lê từ từ len lỏi lên Hồng chung lâu rồi trải vàng cả thiền viện. Bên trong lác đác vài ba chú tiểu mặc áo nâu sồng lặng lẽ nhặt từng chiếc lá rơi trong đêm trên các lối đi hoặc tỉa tót mấy luống hoa. Lúc ấy, thiền viện Trúc Lâm thật yên ắng, thanh tịnh. Tọa lạc trên đồi Phụng Hoàng, thiền viện Trúc Lâm được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng thông xanh trải dài trên những sườn đồi thoai thoải, bên dưới phía trước là hồ Tuyền Lâm trong xanh cách thành phố Đà Lạt chừng 7km. Dù không có vẻ đẹp cổ kính, nguy nga như bao ngôi chùa khác, nhưng từ hơn 10 năm qua thiền viện Trúc Lâm đã là điểm đến của hàng triệu du khách, những tín đồ và những người mộ đạo trong và ngoài nước, bởi nơi đây là một viện nghiên cứu về Thiền tông - thuộc Trúc Lâm thiền phái ra đời từ hơn tám thế kỷ trước ở Việt Nam - lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đến đây, khi đặt chân lên bậc đá cuối cùng vào khuôn viên chùa du khách sẽ gặp một tòa tháp lớn, ở chính giữa treo một chiếc đại hồng chung cao 1,98m, nặng hơn 1 tấn do các nghệ nhân đúc đồng ở Huế chế tác. Bên ngoài đại hồng chung có khắc bài thơ của sư tổ Trúc Lâm đại đầu đà - vua Trần Nhân Tông thấm đẫm ý nghĩa triết lý nhân sinh khiến nhiều người bừng tỉnh và nhận ra một điều mới mẻ cho riêng mình. “Phải trái rụng như hoa buổi sớm, Công danh lạnh với trận mưa đêm Hoa tàn, mưa tạnh, non im vắng Xuân cõi còn nguyên một tiếng chim" … Bên trong là tòa chánh điện và những vườn hoa, cây kiểng, những bậc thang dẫn xuống vườn cây cạnh hồ Tuyền Lâm mênh mông nước. Thầy trụ trì thiền viện Trúc Lâm Trúc Thông Phổ nói: "Xây dựng nơi đây là để tu hành, không có mục đích làm du lịch, nhưng nếu có khách đến thăm thì chúng tôi xem đây là những người có duyên với thiền viện, rất vui mừng đón chào“. Đến đây, du khách tha hồ đi lại, chụp ảnh, quay phim, trong khi nội viện lại là một thế giới khác - là nơi chuyên tu “nội bất xuất, ngoại bất nhập “ với hai khu riêng biệt tăng và ni. Nét đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm là không tụng kinh bằng tiếng Phạn hay tiếng Hán như ở các ngôi chùa khác mà tụng kinh bằng tiếng Việt với mục đích để mọi người cùng hiểu và cũng là nơi để các nhà nghiên cứu thiền học trong và ngoài nước đến tìm hiểu, học tập; không chủ trương cúng tế linh đình hoặc xin xăm bói quẻ. Bên cạnh tòa chánh điện là nhà khách hai tầng dành cho lữ khách, những người tu tập nương náu tạm thời ở đây để tu tỉnh và tạo cho mình một tâm thế mới bởi cảnh và người ở đây. Hằng ngày thiền viện Trúc Lâm được đánh dấu bằng ba phiên tọa thiền, mỗi phiên kéo dài hai giờ vào lúc 3g30, 14g30 và 19g30. Sau phiên tọa thiền đầu tiên trong ngày, mọi người tập trung ở khu ngoại viện để quét dọn, làm vệ sinh cảnh quan trước khi khách tham quan bắt đầu viếng chùa. Đó cũng là lúc thiền viện Trúc Lâm được nhuộm vàng trong áng nắng pha lê lộng lẫy. Mặt hồ Tuyền Lâm phía dưới sẽ trở thành tấm gương phản chiếu những lớp sương khói chuyển sắc từ tím sang hồng. Xa xa, ánh mặt trời đang lóe sáng trên đỉnh Voi với những áng mây ngũ sắc đang lan tỏa như báo hiệu cho mọi người một ngày mới bắt đầu. Lúc ấy, chúng ta sẽ có dịp chiêm ngưỡng được những cảnh tượng kỳ diệu và sẽ cảm nhận được nhiều điều mới mẻ...
This article was last modified 14 years ago