Âu thuyền

Vietnam / Duyen Hai Mien Trung / Hoi An /

Nearby cities:
Coordinates:   15°57'34"N   108°30'12"E

Comments

  • Cù lao Chàm có diện tích khoảng 15 km2, được gọi với những tên khác nhau như Chiêm Bất Lao, Tiên Bích La, gồm nhiều hòn đảo lớn, nhỏ như: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khô, Hòn Tai, Hòn Ông... Năm 2006, Cù lao Chàm được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia... Giờ đây, Cù lao Chàm đã gần hơn với đất liền, trở thành địa điểm du lịch biển cực kỳ hấp dẫn... Ngày nắng đẹp, từ Cửa Đại phóng tầm mắt là nhìn thấy Cù lao Chàm xanh sẫm như viên ngọc dưới ánh bình mình, bởi nó cách Cửa Đại 15 km, cách Hội An 19 km. Trên mặt biển xanh, nắng ban mai tung tẩy như reo cười. Gió vạm vỡ trẻ trung đi từng luồng từng luồng rát rạt trên mặt. Những chiếc ca nô phóng nhanh trên mặt biển kẻ những đường chỉ trắng muốt. Tàu chợ đông nghẹt khách chất chồng gồng gánh, xe cộ thủng thỉnh, dập dềnh rời bến. Những chiếc tàu văn hóa, tàu dịch vụ rực rỡ áo phao, khí tài lặn biển lặn, râm ran tiếng chuyện trò. Tàu thuyền như rượt đuổi nhau giữa mênh mông biển cả khiến cả một vùng trời nước xao động. Bóng nắng đi dần về phía núi. Cầu cảng Bãi Làng nhộn nhịp tàu thuyền ghé bến. Từng đoàn du khách chia thành từng tốp nhỏ đi tham quan những di tích lịch sử văn hóa trên đảo: Chùa Hải Tạng, giếng cổ... Có đoàn còn chịu khó lên suối Tình, tìm đến bãi đá xếp của người Chăm. Ngay sát cầu cảng là những gánh hàng đơn sơ của người dân địa phương bày ra trong xô chậu, thúng mủng: Những con ốc, cua, mực còn tươi rói; những cái bánh ít còn nóng hổi, vài ba mẹt hàng bày bán những vỏ ốc biển các loại, vỏ bầu khô, một bao đầy nhóc cây lá thuốc hái trên núi... Trong các hòn đảo ở Cù lao Chàm, Hòn Lao lớn nhất. Hòn Lao có Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương là những nơi mà người dân sinh sống hàng ngàn năm nay. Tại đây còn lưu giữ hàng chục di tích lịch sử văn hóa độc đáo có niên đại từ đầu thế kỷ XVIII đến nay. Ở đây cũng tồn tại những di tích tín ngưỡng thể hiện sự chuyển tiếp tín ngưỡng từ cư dân Chămpa sống trên đảo sang cư dân Việt. Ra Tết trên những sườn núi của đảo rực rỡ màu hoa ngô đồng, làm nên những tấm thảm đỏ nổi bật giữa sắc xanh của biển và cây rừng. Theo số liệu điều tra khảo sát, hệ thực vật trên đảo có 499 loài thuộc 352 chi, 115 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 342 loài có ích, trên 60 loài có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau. Hệ động vật có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát... Trong đó có khỉ đuôi dài và chim yến là hai loài được đưa vào sách đỏ động vật Việt Nam. Người dân Cù lao Chàm cho biết, những con khỉ đuôi dài nghịch ngợm, rất thân thiện với người, đôi khi vào sáng sớm hay chiều tối chúng xuống đến sát biển chơi đùa. Biển Cù lao Chàm trong xanh có thể nhìn thấy đáy sâu hàng chục mét. Làn nước trong vắt ấy như mời gọi ta xuống tắm, rồi phơi mình trên những bãi cát mịn tưng sạch sẽ. Cát ở đảo sạch đến độ, đặt lưng ướt xuống rồi nhổm dậy những hạt cát rơi xuống không bám chút bụi đất nào trên da. Bây giờ ra đảo ngoài việc tắm biển, ngắm cảnh, ăn hải sản như cua đá, vú nàng, ốc đá, sò, nghêu biển, thì có một thú vui không thể bỏ qua là lặn biển ngắm san hô. Đọc lại Nguyễn Tuân với Cửa Đại viết cách đây hàng chục năm mà khâm phục... Cửa Đại hoang sơ ngày ấy được Nguyễn Tuân ví như thiên đường so với các bãi biễn phía Bắc đã bị những người thị thành làm ô nhiễm. Tiếc là Nguyễn Tuân chưa ra Cù lao Chàm, ông chỉ mới ngắm cái chấm chàm lung linh ấy nơi biển xa mỗi khi bình minh thức dậy, vậy mà ông viết: “Vừa mới rời dân đã nhớ...”. Nhưng Cửa Đại còn hoang sơ thế thì Cù lao Chàm ngày ấy hẳn vợi xa... Bây giờ Cửa Đại không còn hoang sơ nữa có lẽ chỗ Nguyễn Tuân ngồi và tắm biển hiện giờ đã tọa lạc một resort nào đó thật nguy nga... Kết nối giữa tự nhiên và di sản Cù lao Chàm đang thức dậy sau giấc ngủ dài. Đảo giờ đã gần hơn với đất liền và trở thành điểm du lịch lý tưởng sau bao nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm đánh thức hòn đảo tĩnh lặng hoang sơ này. Tuy nhiên sự phát triển du lịch ở đây cũng đang thách thức sự bảo tồn sinh thái, thách thức vẻ đẹp quyến rũ, hoang sơ, e ấp của cô con gái nhà lành. Cù lao Chàm hiện đang được Ủy ban Quốc gia Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam và TP Hội An tiến hành khảo sát và lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm-Hội An. Theo các nhà nghiên cứu khu dự trữ sinh quyển nơi này có một đặc trưng mà hiếm nơi nào ở Đông Nam Á có được đó là việc kết nối giữa tự nhiên và di sản. Theo phương án MAB Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, TP Hội An thống nhất đề cử khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm-Hội An, lấy Cù lao Chàm (cả Hòn Ông), khu đô thị cổ Hội An và vùng rừng ngập mặn Cửa Đại - 40.000 ha) làm “vùng lõi” với mô hình sinh quyển-con người-văn hóa.
This article was last modified 13 years ago