Ministry of Transport (Hanoi)

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ha Noi / Hanoi / Tran Hung Dao street, 80
 ministry / government department  Add category

Nearby cities:
Coordinates:   21°1'24"N   105°50'45"E

Comments

  • Nào ta cùng dọn sạch Wikimapia! Let's clean up Wikimapia!
  • Trách nhiêm thuộc về ai??? Sập cầu: Công nhân thoát chết tiết lộ việc thi công ẩu 12:19' 28/09/2007 (GMT+7) (VietNamNet) - "Vướng đá chẻ, một trong 3 trụ của giàn giáo không thể khoan sâu đúng chiều dài thiết kế, nhưng vẫn được cho đổ móng, dẫn đến lún trụ này, gãy bê tông, sập dây chuyền" - một nhóm công nhân thoát chết sau vụ tai nạn kinh hoàng nói. Một công nhân tên L. cho biết, trước tai nạn 1 ngày, anh là người phát hiện giàn giáo tại trụ B14 bị xô lệch và ngay trước tai nạn, chính anh được trưởng nhóm công nhân giao nhiệm vụ hàn lại giàn giáo; khi anh đang hàn thì giàn giáo đổ. Một nhóm công nhân vừa thoát chết sau vụ tai nạn kể, ngay từ thời điểm thi công, trụ B13, B14, B15 của giàn giáo đã gặp nhiều sự cố. 3 trụ này do nhà thầu của Đài Loan thực hiện. Việc khoan nhồi hai trụ B13, B15 khá dễ dàng và hoàn tất trong vòng 4 ngày. Tuy nhiên, ở vị trí của trụ B14, công nhân không thể khoan sâu đúng chiều dài thiết kế vì vấp phải đá chẻ bên dưới lớp đất. Các mũi khoan đưa xuống đều bị cong vênh. Sau 21 ngày nỗ lực bất thành, nhà thầu Đài Loan này đã bỏ cuộc và giao công trình cho một nhà thầu Thái Lan. “Tôi khẳng định tại trụ B14 họ không khoan đủ thước đất. Ở hai trụ B13, B15, chiều dài của lỗ khoan là 79+2m. Tuy nhiên, ở vị trí trụ B14, họ chỉ khoan sâu xuống khoảng 67- 68m rồi dừng lại và cho đổ móng”- một công nhân nói. Cũng theo lời người công nhân này, một nhóm kỹ sư, chuyên gia người Thái Lan đã đến vị trí trụ B14 để khảo sát và họ đã lắc đầu rời công trường. “Bây giờ nhìn lại hiện trường, thấy trụ B14 nghiêng hẳn ra phía bờ sông, và sàn cầu dẫn sụp chụm đầu vào trụ B14, chúng tôi nghi ngờ rằng chính việc thi công ẩu tại trụ B14 khiến trụ này lún, dẫn đến việc sập cầu kinh hoàng, làm chết hàng chục anh em công nhân” - nhiều công nhân mà PV VietNamNet tiếp xúc nói.
  • Không phải riêng nhà thầu chịu trách nhiệm TPO - Ở nước ta đã thành thông lệ, hễ xảy ra tai nạn chết người là toàn do phía các đơn vị hay con người trực tiếp để xảy ra tai họa chịu trách nhiệm. Như vụ tai nạn tàu hỏa ở Lăng Cô chết rất nhiều người, cuối cùng chỉ có kíp lái là bị "chịu đòn" nặng nhất... Hiện trường vụ sập cầu Cần Thơ. Ảnh : Sáu Nghệ. Ở các nước khác, hễ xảy ra sự cố lớn thì các quan chức từ Bộ trưởng trở xuống phải chịu trách nhiệm, chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn. Như vụ mất điện ở Moscow - Nga (chỉ có vài tiếng) mà Bộ trưởng, Tổng giám đốc điện lực phải từ chức. Ở Pháp chỉ vì nhân viên để máu dự phòng nhiễm HIV mà Bộ trưởng phải từ chức và bao nhiêu vị bộ trưởng, quan chức cao cấp chính phủ khác nữa cũng có văn hóa từ chức như vậy. Điều đó thể hiện sự cao nhất trách nhiệm của quan chức, lãnh đạo đối với lĩnh vực mình phụ trách, với dân, với nước. Nay lại đến vụ sập cầu quá thương tâm này... Đồng ý là phải do nhà thầu và các nguyên nhân khác thật, nhưng lĩnh vực các vị phụ trách mà để xảy ra những vụ việc nghiêm trọng như vậy, các vị phải là người chịu trách nhiệm đầu tiên và tại sao thì hơn ai hết các vị là người hiểu nhất. Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu (như Thủ tướng đã nói), đã đến lúc phải học tập văn minh từ chức như các nước khác đã làm. Còn nếu các vị quan chức mà không tự giác có được sự văn minh đó thì tôi thiết nghĩ Chính phủ, Nhà nước ta nên buộc họ phải có văn minh từ chức. Nhân đây tôi cũng xin Chính phủ hãy xây dựng gấp quy định về tổ chức Quốc tang cho những nạn nhân xấu số - Đồng bào của chúng ta kể cả các vụ khác về sau (cầu mong là không có nữa) nếu thiệt hại lớn về con người cũng nên tổ chức quốc tang, đó cũng là văn minh mà ta thường thấy ở các nước khác vẫn làm. Mong Quý báo chuyển tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ những ý kiến trên để hiểu rõ tâm tư của những người dân trước những sự kiện của đất nước. (Bạn đọc & Tiền phong)
This article was last modified 5 years ago