Làng Nộn Khê

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Ninh Binh /
 làng, thôn  Thêm thể loại

Làng Nộn Khê (Yên Từ, Yên Mô, Ninh Bình, Việt Nam), còn được gọi là làng Nội Khê hay làng Nuốn, nơi được mệnh danh là 百年文物声名地 = Bách niên văn vật thanh danh địa (đất nổi tiếng văn vật hằng trăm năm).
Sở dĩ có cái tên Nộn Khê / 嫩 溪 / là từ thời Lê Thánh Tông (1470 – 1497), một số dân từ đất Lục Nộn, Nam Châu (nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), di cư đến vùng đất gần khu vực đê Hồng Đức (thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, Ninh Bình hiện nay) khai hoang, lập ấp, định cư tại đây và đặt tên làng là Nộn Khê để tưởng nhớ quê cũ của họ là Lục Nộn và nơi mới đến Côi Khê. Theo định nghĩa thì "Nộn" là non trẻ, "Khê" là khe suối. Nộn Khê có ý nghĩa là dòng suối mới khơi dòng, tươi mát... (nguồn vi.wikipedia.org)
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°8'3"N   106°2'7"E

Nhận xét

  • Báo bản - Một phong tục tập quán đẹp Ngày gửi: Chủ nhật, 10:00, 8/2/2009 Hội thi đánh cờ tại lễ Báo Bản. Hội thi đánh cờ tại lễ Báo Bản. Ngày 14 tháng Giêng hàng năm, người dân làng Nộn Khê, xã Yên Từ (Yên Mô-Ninh Bình) đều tổ chức Lễ hội Báo Bản. Cũng như mọi miền quê khác, lễ hội Báo Bản được tổ chức nhằm hướng tới tri ân tổ tiên, các vị Anh hùng dân tộc, những người đã có công dựng làng, giữ nước. Ở đó kết tinh những giá trị tinh thần cao quý của cư dân vùng đất này, đó là tính thân thiện, lòng nhân ái, tình yêu thương đùm bọc nhau qua mỗi bước thăng trầm của lịch sử. Trên hết là niềm tự hào về quê hương giàu tính nhân văn, giàu lòng yêu nước đang được phát huy cho đến tận ngày nay. Nộn Khê hình thành làng từ thời Lê - Hồng Đức, cách đây đã hơn 500 năm. Làng có 8 họ chính: Bùi, Đinh, Phạm, Cao, Mai, Lê, Trần, Nguyễn. Quá trình xây dựng và phát triển, 8 họ chính trên đã mở ra nhiều chi, họ. Hội báo bản có nghĩa là hội báo đáp lại nguồn gốc, công ơn của tiền nhân theo ý nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”. Theo các cụ cao niên trong làng, tục lệ Báo Bản hình thành từ lâu và được phát huy cho đến ngày nay, mà trong thời đổi mới này tục lệ đẹp càng thêm phong phú, đa dạng. Báo là báo công, báo những việc đã làm trong năm qua, bản là gốc. Vậy Báo Bản là tổ chức một cuộc lễ hội để nhớ về nguồn gốc, nhớ về tổ tiên, những người đã có công lao xây dựng làng xóm ngày nay và sự đóng góp của lớp con cháu sau này. Phiên chợ đêm thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Ngày Báo Bản là ngày hội tụ của con cháu, của tất cả các dòng họ đang công tác, học tập, lao động từ "bốn phương" về. Nhiều người từ phía Nam, đông nhất là ở Tp.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh ở phía Bắc, đến ngày Báo Bản là rủ nhau về quê dự lễ hội. Vào trung tuần tháng Giêng âm lịch, sau Tết, không khí mùa xuân còn đậm nét, người dân Nộn Khê lại háo hức tổ chức lễ hội. Đầu tiên là lễ rước kiệu, những cỗ Bát cống, Long đình được đặt trên vai các công dân trẻ của làng, trong tiếng trống cái và điệu nhạc du dương của phường bát âm, kiệu được rước quanh làng rồi trở về đình. Một cụ già có uy tín, mũ áo chỉnh tề, hướng lên nơi thờ tổ tiên, trong ánh sáng của các cây nến và hương thơm của những cây nhang trầm, trịnh trọng, dõng dạc đọc bài văn tế. Bài văn tế được soạn công phu, nói về công ơn của tổ tiên và việc xây dựng làm xóm trong thời đại mới, những tiến bộ, những thành tích của dân làng, những nét đẹp trong tình làng nghĩa xóm, trong việc sản xuất và học hành và xin hứa với người xưa là luôn vun đắp cho cái gốc được muôn đời bền vững. Dân làng không chỉ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên hiền, khai hoang lập ấp, mà còn dâng hương tưởng nhớ, biết ơn các liệt sĩ con em của làng đã hy sinh anh dũng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Sau lễ tế là một chương trình gặp mặt đồng hương đầy ý nghĩa của con em trong làng tại nhà văn hóa. Đây là dịp cán bộ và nhân dân trong làng thông báo cho con em quê hương đang công tác tại các miền đất nước tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đồng thời tổ chức lễ tuyên dương các cháu có thành tích học tập xuất sắc trong năm qua. Lễ hội Báo Bản Nộn Khê còn gắn kết nét sinh hoạt văn hoá hết sức độc đáo, đây là dịp trình diễn các tiết mục thơ ca do chính những người dân trong làng sáng tác. Những con em quê hương đi xa không về được, có thể gửi thơ về và cũng được ban tổ chức bố trí người ngâm hoặc chuyển thể thành các làn điệu dân ca để hát. Đêm thơ, nhạc này thường được tổ chức vào đêm ngày 13 tháng giêng gọi là “Dạ hội văn nghệ” cùng các hoạt động sôi động như đánh cờ, cầu lông, chọi gà… và những hoạt động thể dục, thể thao khác thu hút đông đảo người tham gia. Một nét đặc sắc mà lễ hội Báo Bản ở Nộn Khê còn giữ được đó là hai phiên chợ đêm vào tối ngày 12 và 13 tháng Giêng thu hút hàng nghìn người về dự với nhiều món ăn dân dã mang đậm hương vị quê hương như : bánh đúc, bánh gai, bánh quấn, bún riêu, bún ốc... Lễ hội Báo Bản được tiến hành vừa nghiêm cẩn, linh thiêng, vừa rộn ràng, ấm áp. Sau những ngày lễ hội, người dân Nộn Khê lại phấn chấn bước vào một mùa làm ăn mới với niềm mong ước “nhân khang vật thịnh” hơn năm trước.
  • CÂU LẠC BỘ THƠ LÀNG NỘN KHÊ (thuộc Nhà Văn hoá làng Nộn Khê) Cùng với các CLB khác thuộc Nhà Văn hoá làng Nộn Khê, CÂU LẠC BỘ THƠ là một tổ chức tự nguyện của những người yêu thơ người làng hiện cư trú tai Nộn Khê và tại các nơi khác. Câu lac bộ hoạt động thường xuyên vào ngày Rằm hằng tháng tại Hội trường Nhà Văn hoá Làng, giữa Hồ trung tâm. Từ năm 1999 đến nay, CLB Thơ đã cho ra đời hai "Tuyển tập Thơ Nộn Khê" (tập I và II), tám tập thơ theo chủ đề và một tập "Thơ Nộn Khê 2010", nhân dịp Kỉ niệm 540 năm Làng Nộn Khê thành lập, với tổng số hàng nghìn bài thơ. Thơ Nộn Khê là thơ ca quần chúng, thơ ca phong trào, chân thành, hồn nhiên, giản di...; tuy vậy, cũng có rất nhiều bài hay, được dư luận gần xa khen ngợi. CLB Thơ Làng Nộn Khê sẵn sàng đón nhận Thơ của người làng gửi về từ các nơi; đồng thời, cũng sẵn sàng đón nhận Thơ của các Bạn thơ các nơi gửi tới góp vui! Mọi liên hê xin gởi về: * CÂU LẠC BỘ THƠ Làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. * Hoăc: Ông BÙI XUÂN LÂM, xóm Cầu, Nộn Khê, Yên Từ, Yên Mô, Ninh Bình, Việt Nam. Xin chúc mọi người mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt! Nộn Khê, 8-4 2010, BÙI XUÂN LÂM.
  • On 14 January each year, villagers Non Khe, Yen From (Mo-Ninh Binh Yen) are Copyright Festival newspaper. Like every other country, Press The festival is held gratitude towards the ancestors, the national hero, who is the village up, hold water. At that crystallized the spirit of the noble values of the inhabitants of this land, which is its friendliness, kindness, love each other mutual assistance through every step of the vicissitudes of history. Above all is the pride of humanity rich country, rich in patriotism is promoted until today. Non County formed from Le Village - Hong Duc has more than 500 years ago. They have eight main villages: Bui, Dinh, Pham, Cao, Mai Le, Tran and Nguyen. The process of construction and development, 8 of them on many more have opened, they. The newspaper reported the meeting that is derived in response, acknowledgment of the money within the meaning of "Drinking water source memory." As the senior engine in the village, custom written report and formed long been promoted to this day, that this innovation in practice even more beautiful richness, diversity. Newspaper reports are public, reported the work done in the past year, the original version. The newspaper is so organized a festival to remember the source, remember ancestors who had the construction workers and neighborhood today the contribution of the progeny of this class. Session night market attracts thousands of participants. The Last Report on the convergence of the children, of all the lines they are working, studying, working from the "four winds" on. Many people from the south, east, especially in Ho Chi Minh City and several provinces in the north, to bring together on a report written in native festivals. In the middle of lunar month, after Tet, the air spring also bold, Non County residents eager to back the festival. Corpus is the first ceremony, the engine of injustice, Long family is placed on children as citizens of the village in the drums and melodious tune of eight wards audio, trot was paraded around the village and then return home. An old reliable, cap suit, running up ancestor worship, in light of the candle and the scent of incense and downs, formal, international loudly read text. International texts are meticulously prepared, talk about their ancestors and the thanks of the building as neighbors in the new era, the progress, achievements of the villagers, the beauty of the neighborhood, in the production and learn and apply the ancient promise is always to be nurtured for a source of sustainable forever. Villagers remember not only incense first sage levels, reclaimed established village, but also offer incense in memory, grateful to the children of the village of martyrs who sacrificed bravely in wars protecting the country. After the ceremony is a program to meet fellow children's meaningful in the cultural village. This is a chance of officials and people in the village to notify the child's home working at the country situation of economic development - economic development of the country, held at the same time I commend achievements academic year. The Newspaper Non Khe Festival also features mounts cultural activities very unique, this is the opportunity to perform repertoire poetry by people in the village of creation. The child's home away not to be, can also be sent a letter on the organization and layout of soaking or transformed into folk songs to sing. Poetry night, this music is normally held at night on January 13 called "cultural evening" with exciting activities like chess, badminton, cock fighting ... and fitness activities, other sports collection among numerous participants. An excellent features that the festival newspaper The Non County still kept in the two versions is the night market on the evening of January 12 and 13 attracted thousands of people attended with many rustic hometown flavor as: cast wheels, wheel spikes, wrap cakes, crab noodles, vermicelli buildings ... Festival Message Board has strictly carried out carefully, sacred, both bustling and warm. After these festivals, Non Khe people excited again entered a new business season with expectations "of things popular appeal" than the previous year. BUI VAN TRUONG XOM CAU NON KHE YEN TU YEN MO NINH BINH
  • Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ "Ai bảo chăn trâu là khổ?" Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao Những trốn học Đuổi bướm cầu ao Mẹ bắt được Chưa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên Nhìn tôi cười khúc khích... Cách mạng bùng lên Rồi kháng chiến trường kỳ Quê tôi đầy bóng giặc Từ biệt mẹ, tôi đi Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương, thương quá đi thôi) Giữa cuộc hành quân không nói được một lời Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi. Hòa bình tôi trở về đây Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày. Lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!) Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật Giặc bắn em rồi, quăng mất xác Chỉ vì em là du kích, em ơi! Đau xé lòng anh, chết nửa con người... Xưa yêu thương vì có chim, có bướm Có những ngày trốn học bị đòn, roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi. BUI VAN TRUONG XOM CAU YEN TU YEN MO NINH BINH
  • Ghi chú: Trên đây là bài thơ "QUÊ HƯƠNG" của nhà thơ GIANG NAM, một bài thơ rất hay, đã được nhiều thế hệ học sinh trước đây thuộc lòng. Tôi đã dạy bài này nhiều lần cho cho học sinh ở trường PT cấp 3. Anh Bùi Xuân Trường rất nhớ và đã chép để cho mọi người, trong đó có tôi, có dịp một lần nữa được thưởng thức bài thơ đó. Rất cảm ơn anh! Tôi xin phép được đính chính 4 chỗ như sau: - Câu 5: Có những ngày trốn học, - Câu 6: Đuổi bướm cạnh cầu ao,... - Câu 11: Rồi Cách mạng bùng lên,... - Câu 4 từ dưới lên: Xưa yêu quê hương, vì có chim có bướm,... Thân mến chào tất cả những ai luôn luôn hướng lòng mình về quê mẹ - Làng Nộn Khê yêu quý của chúng ta! Chúc mọi người hạnh phúc! BÙI XUÂN LÂM, xóm Cầu, Nộn Khê.
  • LÀNG NUỐN (*) Kính tặng Làng tôi. Tôi sinh ra, Làng có tự bao giờ, Hai tiếng "Nộn Khê", dù hơi khó gọi - (*) Hai tiếng thân yêu, từ khi tập nói, Gắn bó đời tôi, như cơm áo thường ngày! Giữa muôn vàn kỉ niệm thơ ngây, Làng tôi đó, như một điều kì diệu: Ngôi Đình cổ, nơi đây, thời niên thiếu, Là trường học đầu tiên, chúng tôi bước vào đời. Lớp lớp chúng tôi tung cánh bốn phương trời, Vẫn tha thiết hướng về tổ ấm... Có những lúc, tận miền sâu thẳm, Làng quê xưa, lam lũ, đói nghèo Lại hiện về, với tiếng thoi gieo, Tiếng đập vải, như tiếng tim thổn thức... Người thợ dệt Làng tôi tháng năm khó nhọc, Ngâm sợi, giáo hồ... dệt những tấm buồn vui, Tấm vải Nuốn thô đeo suốt cuộc đời, Lúc nằm xuống, lại làm vải liệm! Người thợ thủ công một đời cần kiệm, Tay chai sần vì sợi chỉ mũi kim, Chuyện làm ăn, như một cuộc săn tìm, Hết canh cửi, nay lại nghề chiếu thảm; Lúc tạnh nắng, cũng khi mưa ảm đạm, Suốt bốn mùa, mặt cúi xuống bàn khâu... Nhưng dù chúng tôi mặt hướng về đâu, Là cũng muốn cho cuộc đời bay bổng, Cho tấm thảm đi xa, dậy sắc màu sự sống, Và tình yêu thấm đượm những phương trời, Cái tình yêu thầm lặng của quê tôi... Tôi còn nói gì đây về Làng Nuốn, Làng thủ công tôi, trong dòng đời cuồn cuộn, Phải giữ tay nghề để giong ruổi dài lâu, Khi trời xanh khoáng đạt mở trên đầu?... Những ngày Báo bản năm 1998, BÙI XUÂN LÂM. (*) "Nuốn" là tên gọi nôm na làng Nộn Khê. "Nộn" là non trẻ, "Khê" là khe suối; "Nộn Khê" là dòng suối mới mẻ, trong trẻo, tươi mát... Chữ "Nộn" ít thấy trong lời nói thường ngày, nên khó đọc, vì vậy nhiều khi người ta không hiểu, lại đọc sai hoặc viết sai thành "Nội" hoăc "Lỗi"...,như đã thấy trên một số sách báo. //BXL//
  • Làng Nộn Khê có diện tích trên 140 hecta với dân số trên 4.000 người. Làng được Nhà nước công nhận là "Làng Văn hoá" cấp Tỉnh đợt đầu tiên, năm 1999, theo Quyết định số 07/CN.VH, ngày 26-02-1999 cuad Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình. ///B.X.L.///
  • Báo bản - Một phong tục tập quán đẹp vùng chân quê Cập nhật :Chủ nhật, 29-11-2009Làng Nộn Khê thuộc xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Theo tụclệ cổ truyền, hàng năm vào ngày 14 tháng giêng âm lịch, làng tổ chức lễ hội báo bản. Làng có tên là Nộn Khê vì vào thời Lê Thánh Tông (1470 – 1497) một số người từ đất Nộn Nam Châu (nay thuộc huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam), di chuyển vào vùng đất bồi ven đê Hồng Đức, lập ấp, đặt tên làng là Nộn Khê để ghi nhớ quê cũ Lục Nộn và Côi Khê. “Nộn” là non trẻ, “Khê” là khe suối. Nộn Khê nghĩa là dòng suối mới khai dòng. Hội báo bản có nghĩa là hội báo đáp lại nguồn gốc, công ơn của tiền nhân theo ý nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”. Bởi vậy dù đi đâu, ở đâu, cứ đến ngày 14 tháng giêng âm lịch, ngày hội làng, là con cháu của làng đều cố gắng về dự hội. Dân làng không chỉ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên hiền, khai hoang lập ấp, mà còn dâng hương tưởng nhớ, biết ơn các liệt sĩ con em của làng đã hy sinh anh dũng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Lễ hội báo bản Nộn Khê còn gắn kết nét sinh hoạt văn hoá hết sức độc đáo, đây là dịp trình diễn các tiết mục thơ ca do chính những người dân trong làng sáng tác. Những con em quê hương đi xa không về được, có thể gửi thơ về và cũng được ban tổ chức bố trí người ngâm hoặc chuyển thể thành các làn điệu dân ca để hát. Đêm thơ này thường được tổ chức vào đêm ngày 13 tháng giêng gọi là “Dạ hội văn nghệ” để đến ngày hôm sau, ngày 14 tháng giêng là các hoạt động lễ hội sôi động như rước kiệu, múa rồng, múa lân, múa sư tử, đánh cờ, võ vật, tổ tôm và các hoạt động thể dục, thể thao...
  • Làng Nộn Khê vừa trùng tu ngôi Đình làng được xây dựng năm Bính Thân, thời vua Minh Mệnh (1836). Kinh phí do dân làng ở khắp mọi miền đất nước đóng góp // LNg.BXL.
  • Chúng tôi đã lập một trang web "Nonkhe.net" để quảng bá hình ảnh Làng Nộn Khê ra khu vực và toàn cầu. Xin mời các bạn người Làng Nộn Khê và các bạn khắp bốn phương truy cập để hiểu thêm một phần về con người, cảnh vật và cuộc sống ở Làng tôi. Trân trọng kính mời và chúc mừng sức khỏe, hạnh phúc! Bùi Xuân Lâm, Sinh năm 1939, Kỉ Mão.
  • MỘT MIỀN CA DAO. Quê tôi chảy một dòng Trinh, Hoàng hôn phớt tím, bình minh ửng hồng. Những cô thôn nữ chưa chồng, Chiều chiều thả bóng xuống dòng êm trôi. Thuyền ai đi ngược về xuôi, Có dừng bến Nộn Khê tôi thì dừng? // Bùi Xuân Lâm.
  • Hiển thị tất cả bình luận
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 9 năm trước