Đình Tân Lân (Thành phố Biên Hòa)

Vietnam / Dong Nam Bo / Bien Hoa / Thành phố Biên Hòa / Nguyễn Văn Trị
 đền thờ  Thêm thể loại

Đình Tân Lân
Ngày cập nhật:15/08/2011 15:55
LÀ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA .
Từ chợ Biên Hòa đi theo đường Cách Mạng Tháng Tám, qua hết đường Nguyễn Văn Lũy đến đường Nguyễn Văn Trị, chúng ta sẽ gặp một ngôi đình lớn.

Đó là đình Tân Lân. Đình Tân Lân tọa lạc trên một mảnh đất bằng phẳng với diện tích 3.000m2 giữa khu dân cư đông đúc trên phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Từ thế kỷ XVI, đình Tân Lân là một ngôi miếu, người dân nơi đây lập nên để thờ thần. Năm 1906, đình được cộng đồng người Hoa và người Việt xây cất tại thôn Tân Lân, dinh Trấn Biên để thờ Đô đốc Trần Thượng Xuyên, người có công lớn với vùng đất Đồng Nai - Gia Định.
Hàng năm, cứ đến ngày 23-10 âm lịch, ngày giỗ Trần Thượng Xuyên, mọi người khắp nơi lại đổ về đây để dự lễ hội truyền thống vừa để tưởng nhớ đến ông, vừa tìm về cội nguồn nơi mình đang sống.

Đình Tân Lân là một di tích lịch sử mang kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của một thời đại. Đến nơi đây, ta như cảm nhận được vẻ cổ kính, sự thanh tịnh và yên bình. Đình Tân Lân đang được nhân dân Biên Hòa giữ gìn và bảo vệ. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Đồng Nai cũng đang tiến hành các thủ tục để di tích được công nhận là di tích cấp Quốc gia.
nguoi viet huynh kim
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   10°56'50"N   106°48'42"E

Nhận xét

  • Địa danh lịch sử kỳ-cựu trong sách KHAI HOANG MIỀN NAM. Danh tên TÂN LÂN được Sử gia Âu và MỸ nghiên cứu rất nhiều vào các năm gần đây.
  • Đình Tân Lân tọa lạc trên một mảnh đất bằng phẳng với diện tích 3.000m2 giữa khu dân cư đông đúc trên phường Hòa Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Từ thế kỷ XVI, đình Tân Lân là một ngôi miếu, người dân nơi đây lập nên để thờ thần. Năm 1906, đình được cộng đồng người Hoa và người Việt xây cất tại thôn Tân Lân, dinh Trấn Biên để thờ Đô đốc Trần Thượng Xuyên, người có công lớn với vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Tiền đình có diện tích 75,5m2 (15x5,1m) gồm hai mái lợp ngói âm dương. Từ ngoài nhìn vào, ta có thể thấy vẻ bề thế, uy nghi đầy hưng thịnh của đình. Bộ khung vì bằng gỗ, trên các xà ngang có chạm khắc hoa văn thực vật với đề tài hoa lá, đào, biểu tượng của Phúc, Thọ. Giữa nóc trang trí đề tài “Rồng chầu Pháp lam”, đối xứng hai bên là cặp lân và cá hóa long. Ngoài cùng là tượng mũi thuyền, biểu tượng của sự thịnh vượng, tất cả bằng chất liệu gốm có tráng men. Toàn bộ mặt trước của mái đình là hai mảng lớn bằng gốm có tráng men xanh, chủ đề kiến quốc, hai bên là “Bát Tiên Nhật Nguyệt Phụng Lân” ngụ ý khen lành tránh dữ. Hai cột giữa trang trí hình rồng cuốn mây đắp nổi, bốn cột còn lại khắc các câu đối chữ Hán chìm sơn đen. Tiền đình được chia làm ba gian bởi bốn hàng tám cột gỗ tròn, đường kính 35cm. Các cột được kê trên bệ gạch hình cối tròn cao 50cm, hàng cột giữa treo đôi liễn đối (0,6x3m), trên có hai bức hoành phi bằng chữ Hán, xung quanh được trang trí hoa, lá, mây... được sơn son thếp vàng. Chính điện là nơi thờ Thần, hương án bằng gỗ có các diềm chạm hình “Rồng chầu nhật”, “Tứ linh” và hoa văn thực vật được sơn son thếp vàng, đặt trên bệ gạch ximăng (1,2m x 1,5m x 2,2m). Trước bàn thờ Thần là bàn Liệt Liệt, tiếp đến là bàn Hội đồng. Song song với bàn Liệt Liệt và Hội đồng là hai bộ bát bửu bằng đồng. Hậu cung có diện tích 120m2 (15m x 8m), hai cửa gỗ đối xứng nhau từ Chính điện xuống. Hậu cung gồm hai mái lợp ngói âm dương, trên nóc có gắn “Rồng chầu Pháp lam”, đối xứng hai bên là cặp cá chép và lân bằng gốm men xanh. Hiện nay, đình Tân Lân còn lưu giữ những tài liệu Hán Nôm và những hiện vật cổ rất quý với nhiều chất liệu như giấy (Sắc phong được viết bằng giấy Long Đình vàng nhạt, ấn Minh Mạng chi biểu thời Tự Đức ngũ niên, ngày 19-12-1852), chất liệu gỗ gồm 8 tấm liễn đối, 12 tấm hoành phi và 2 bộ Bát bửu bằng đồng... Đình Tân Lân là một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo đặc trưng thế kỷ XVIII-XIX ở xứ Đồng Nai. Đó là sự kết hợp hài hòa đến nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố kiến trúc Hoa-Việt. Sự tinh tế lắng đọng và cả tính lãng mạn của công trình tạo được cảm xúc thẩm mỹ cao. Qua thời gian, công trình kiến trúc đình Tân Lân vẫn giữ được nét cổ kính và dấu ấn của các nghệ nhân chạm khắc trên từng chi tiết, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn. Hàng năm, cứ đến ngày 23-10 âm lịch, ngày giỗ Trần Thượng Xuyên, mọi người khắp nơi lại đổ về đây để dự lễ hội truyền thống vừa để tưởng nhớ đến ông, vừa tìm về cội nguồn nơi mình đang sống. Đình Tân Lân là một di tích lịch sử mang kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của một thời đại. Đến nơi đây, ta như cảm nhận được vẻ cổ kính, sự thanh tịnh và yên bình. Đình Tân Lân đang được nhân dân Biên Hòa giữ gìn và bảo vệ. Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Đồng Nai cũng đang tiến hành các thủ tục để di tích được công nhận là di tích cấp Quốc gia.
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 13 năm trước