Xã Phú Xuân (TP Thái Bình)

Vietnam / Dong Bang Song Hong / Thai Binh / TP Thái Bình
 , chỉ vẽ đường viền

Thành phố Thái Bình ,t, Thai Binh
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   20°27'13"N   106°18'52"E

Nhận xét

  • HỊCH GIÁO SĨ Ta cùng các ngươi Sinh ra phải ngành Sư phạm Lớn lên vướng nghiệp dạy người Trông thấy: Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước Nhật đưa robot nano vào thám hiểm lòng người Pháp [Anh] dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo… Thật khác nào: Đem cổ tích biến thành hiện thực Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên! Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét. Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng. Các ngươi ở cùng ngµnh ta, Học vị ch­a cao, học hàm không thấp Ăn thì chọn”Sơn dê,Mạnh hoạch" Mặc thì lùa Việt Tiến, May 10 Nhà xa ta cho “ dồn tiết” Việc riêng ngươi cứ ở nhà Tạm ứng tiền mua Sh Để đi hội giảng ,chuyên đề. Vào hội häp thì cùng nhau tranh luận Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “zô zô”. Lại còn đãi sỹ chiêu hiền Tiền dạy thêm , tiền phụ kém , tiền bồi giỏi ai cũng có phần, không nhiều thì ít. Lại còn chính sách khuyến “Cô" Hội giảng,hội khoẻ,Toán Tuổi thơ .... nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng. Thật là so với: Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh, Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Medvedev Ta nào có kém gì? Thế mà, nay các ngươi: Nhìn học sinh chậm tiến mà không biết lo Thấy đạo đức thụt lùi mà không biết thẹn . Giáo viên giỏi ư? Biết “đóng kịch với nhau” mà chẳng chạnh lòng Lao động tiên tiến a? Nghe “mớm mồi học sinh tháng trời” sao không tự ái? Có người lấy dạy học làm vui Có kẻ lấy nhà trường làm nơi nghỉ Ham chức danh giống nghiện onine Ghét ngoại ngữ như chán chồng yếu thận Chỉ lo kiếm “điểm yếu đồng nghiệp” để nịnh bợ cấp trên Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu Đi tập huấn toàn muốn đi chơi Vào “Học tập tấm gương...” chỉ lo ngủ gật Bệnh “Đạt chuẩn Quốc gia” lây tựa vi rút compurte Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1 Học tại chức đợi thời cơ thành Hiệu phó Chính trị học sơ,trung mong có lúc đổi đời Thử hỏi học hành như thế, bằng cấp như thế, thì làm sao hiểu được chuyện na niếc na nô? Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến chi, thì có ham gì “chủ nhân tương lai đất nước?” Cho nên: “Thư viện hay” mà chẳng ai ngã nghiêng “Gương người tốt” mà không người áp dụng. Vài trăm cuốn sách quý, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt Giáo cụ trực quan nhiều, chất đống ở trong kho Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm? Toàn cầu chi, mà Compurte tắt mở ngươi chẳng biết ! Tr­ường học thân thiện ư mà gần mặt xa lòng Giáo dục đạo đức ư? học sinh gặp không thèm chào cô giáo Đỗ tốt nghiệp 100% ở đâu, để học hết lớp 5 chưa đọc thông viết thạo Chất lượng ở đâu -trong phòng thi cô đứng nhắc bài trò Thật là: “Dân gần trăm triệu ai người lớn Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”! Nay trường ta: Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh Khu vực nông thôn giàu, trường ta càng ổn định Phụ huynh nhiều nhiệt huyết, chính quyền xã quan tâm Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng! Chỉ e: Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu. Giỏi mánh mung không lừa nổi kiến thức toàn cầu Tài luồn lách không địch nổi đề thi quốc tế Cặp chân dài làm nghiêng ngả bác “Mạc Kim Tôn” Phong bì mỏng cũng đảo điên tr­ường Sư pham Hỡi ôi ! “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”mà nghìn năm thầy vẫn "ở nhờ,uống chịu" Tài giỏi thông minh, mà vạn đời chưa thoát cảnh khó khăn ! Nay ta bảo thật các ngươi: Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới giáo án làm nguy; Nên lấy điều “ đề nghị không tăng lương” làm sợ Phải xem Thầy tồi là nỗi nhục quốc gia Phải lấy Trò dốt là nỗi đau thời đại Mà lo học tập chuyên môn Mà lo luyện rèn nhân cách Giờ trên lớp kiến thức đổ như mưa Vào thư viện người đông như hội "Xếp" mẫu mực nêu gương : chuyện dạy học không phải là to "Biên chế,hợp đồng" nghiên cứu chú tâm, Ngô Bảo Châu chỉ là chuyện nhỏ . Được thế thì: Kiếm giải thưởng “Field” cũng chẳng khó gì Đoạt Nobel không là chuyện lạ Không chỉ các Thầy mở mặt mở mày, lên Lexus, xuống Rolls-Royce Mà trò ta cũng Đội tuyển,thủ khoa- vào thẳng An Ninh,Quân Sự..... Chẳng những uy danh ta được hương khói nghìn thu Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng, Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm. Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một, Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Trí tuệ Thái Bình thành danh, thành tiếng Quê hương 5 Tấn hóa hổ, hóa rồng Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không? Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là "Dạy thật-Học thật-Lương tâm thật" Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà giáo chính danh. Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử. Vì: Thầy thiếu trách nhiệm,trò hổng kiến thức với ta là kẻ thù không đội trời chung Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn chỉnh chu, không lo rửa nhục Giữ một danh hiệu thi đua,giữ vững sự đoàn kết trong trường, cũng làm ta quên ăn mất ngủ Mà các ngươi cứ điềm nhiên lo tranh quyền đoạt lợi, hú hí buôn dưa Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc. Nếu vậy rồi đây không biết học sinh chúng ta đi về đâu nữa, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong Ngành Giáo Dục này chăng ? Trí thức là nguyên khí quốc gia Cho nên ta mới thảo Hịch này Xa gần nghiên cứu Trên dưới đều theo! Cẩn cáo!
  • Nguyễn Khánh Dư- KẺ BÁN GIẤC MƠ- truyện ngắn Nguyễn Văn Quy sinh ra trong 1 đêm mưa gió. Hôm thụ thai Quy, bị gẫy cả mộng giường. Nhà Quy có nhiều đời làm nghề thợ rèn. Nghe nói cụ tổ nhà Quy rèn hàng trăm, hàng nghìn đại đao, kiếm, dao cho quân Tây Sơn trong trận đánh quyết tử mùa xuân Kỉ Dậu năm 1789. Nhà Quy không khá giả như những gia đình làm nghề miến dong khác trong làng. Hai bố con Quy ngày ngày quay rèn, quai búa, liềm, xẻng, cuốc, dao các loại để mẹ Quy mang ra chợ Nhân Thinh ở đầu làng bán. Tuy thế, ông Nguyễn Rùa – bố của Quy lại quyết không truyền Quy những bí quyết nghề rèn truyền thống của gia đình. Quy chỉ làm công việc quai búa đều đều cho ông như một người làm thuê, vì theo ông, Quy tuy khỏe nhưng óc ngắn, sau này không thể nối nghề tổ tiên. Biết được điều đó, Quy tự học thêm nghề phối giống lợn làm nghề tay trái. Nói chính xác và đầy đủ hơn, đó là nghề nái lợn và thụ tinh cho lợn. Nghề này không khó, chỉ cần chịu khó, siêng năng là làm được. Công việc chính là nuôi con lợn đực làm giống, chăm sóc thật tốt và chuyên chở đi đến các nhà nào cần nhân giống sinh sản cho lợn cái. Hằng ngày, ngoài những lúc quai búa lò rèn, Quy cho chú lợn đực ăn. Nó tuy là lợn đấy, không biết nói nhưng nó biết kiếm tiền cho Quy, nhờ “của độc” giống đực của nó. Khi có gia đình nào cần thụ tinh cho lợn cái, Quy lại xua con lợn giống vào cái cũi khung sắt đóng trên 02 bánh xe ba-gác và buộc vào xe đạp kéo đi đến nhà cần lái lợn. Những lần như thế, được đồng ra đồng vào, Quy được phép tiêu pha, nay chén rượu, mai bữa thịt chó… Cuộc sống thời trai trẻ của Quy cứ thản nhiên trôi đi. Quy làm quai búa, nuôi lợn, phối giống một cách bình thường, không có gì khác lạ. Năm Quy 20 tuổi. Vào một đầu tối đầu hè… Khi trăng vừa lên cao, gió xào xạc làm đu đưa ngọn xoan đầu ngõ, Quy chợt ngửi thấy mùi khai khắm từ chuồng trâu sát bên ngoài cửa sổ bay lại. Lạ kì, nhà vẫn thế, chuồng trâu vẫn ở đó bao năm mà nay mới ngửi thấy mùi phân trâu là thế nào? Để khỏi bị tra tấn mùi xú khí, Quy đóng chặt cửa sổ, xoay giường ngang nhà, đầu hướng về gian giữa nhà – nơi có bát hương gia đình. Từ hôm đấy trở đi, Quy ngủ ngon hơn. Trong giấc ngủ, Quy rất hay mơ. Những giấc mơ rất lạ kì. Hôm đầu tiên, Quy nằm mơ thấy hắn ngồi trên chiếc máy bay bằng giấy, bay lượn khắp làng Nhân Thinh. Từ trên cao nhìn xuống, cái làng Nhân Thinh mà Quy căn cứ theo bước chân đi phối giống lợn luôn nghĩ rằng nó phải to bằng ½ đất nước thì thật ra chỉ gấp 2 lần vạt đồng ngay bên nhà hắn. Có đêm, Quy lại mơ thấy hàng trăm người gầy gò, quần áo rách rưới, mặt mũi hốc hác, đi chân đất thành từng hàng về làng hắn đòi cái gì hay xin cái gì đó. Trong âm thanh hỗn độn của giấc mơ, hắn loáng thoáng thấy hình ảnh đó chứ không nghe rõ lời nào ra lời nào… Hắn đoán rằng, đấy là đoàn người chết đói năm 1945 hoặc có thể là những người chết trong và sau cải cách ruộng đất thời bố hắn. Kinh hoàng nhất là Quy nằm mơ thấy một ông lão tay cầm ngọn đuốc cháy bừng bừng đi từ ngoài vào trong làng rồi châm lửa đốt từng nhà. Cả làng chìm trong ngọn lửa và tiếng la hét, cầu cứu khóc lóc thế mà lão già ấy cứ cười sằng sặc. Quy cố nhỏm dậy để tìm xô nước, xuống ao lấy nước dập ngọn lửa nhưng không sao nhúc nhích người được. Quy bừng tỉnh. Mở mắt ra hắn thấy mình nằm co ro trên giường… Sau mỗi ngày quai búa mệt nhọc, cứ đặt lưng xuống giường là Quy đã ngáy như sấm. Cơn mơ lại hiện về. Ngày này qua ngày khác, rồi tháng này qua tháng khác, có những cơn mơ mà Quy không nhớ nổi đầu đuôi câu chuyện, lúc đứt quãng, lúc mờ mờ, chập chờn, lúc thì lại nhớ rõ tới từng chi tiết, từng khuôn mặt người đã gặp trong mơ. Nhiều hôm, cơn ác mộng đến làm hắn không ngủ được tiếp, nửa đêm bật dậy ra ngồi bên chuồng lợn soi đèn pin canh trộm… Năm đó, ở làng Nhân Thinh, rộ lên trò chơi số đề. Ban đầu có vài người chơi, sau thì cơn say lô đề loang ra cả làng. Ngày nào cũng có tới ba, bốn chủ đề kê bàn nước ra ngồi ngay cạnh bễ rèn nhà hắn. Suốt ngày thấy ghi ghi, chép chép, rồi bàn tán, luận thơ số đề rôm rả cùng với những con bạc ham hố chơi trò này, ồn ào và đông vui hơn cả họp chợ. Trong làng có người đàn ông tên Lượn say mê xổ số, lô đề nên người ta gọi ông là Lượn xổ số. Mở mắt ra đã thấy ông Lượn đến bàn ghi lô đề. Vì ông Lượn cũng đã trúng vài lần với tổng số cũng trên chục triệu nên ai cũng coi ông Lượn là người có kinh nghiệm và đáng để tham khảo. Có lần nghe họ gặp nhau í ới: - Hôm qua ông Lượn có mơ màng gì không? Hôm nay đánh con nào? Mộng buột miệng, nói vọng ra: - Hôm qua tôi mơ thấy nhà chị Thạnh chết 15 con lợn. Người thì nói nhỏ: - Mê mẩn gì cái thằng thụ tinh lợn! Người khác cãi lại: - Bà biết gì mà nói. Đã đánh thử đâu mà biết. Cái giống chưa biết ngô khoai mà đã phủi đít như bà không bao giờ được đâu… Buổi tối hôm ấy, kết quả số đề về đúng 15. Mấy người trúng mừng xoắn xuýt. Kẻ bĩu môi coi thường Quy thì tiếc rẻ…
  • Từ hôm ấy, cả làng Nhân Thinh bàn tán, bình luận về sự mầu nhiệm trong giấc mơ của Quy .Không còn ai hỏi ông Lượn xổ số. Ngày nào họ cũng hỏi anh Quy lò rèn hay Quy thụ tinh lợn như hỏi một bậc tiên tri, thầy pháp... Những cơn mơ ngủ và những con số của Quy làm cho đa số người trong làng thắng đề hơn là thua đề. Càng ngày, giấc mơ của Quy lại linh nghiệm, trở thành bảo bối của các “con đề” trong làng, đến nỗi mấy chủ đề nhỏ cũng bỏ tiền cái ra đánh đề theo giấc mơ của hắn. Giấc mơ thần tiên của Quy trở nên nổi tiếng khắp vùng. Hằng sáng, người dân xóm trên xóm dưới lũ lượt kéo đến nhà Quy để hỏi giấc mơ đêm qua. Từ đó, họ suy luận, tính toán theo cách riêng của họ. Giấc mơ có con số rõ ràng thì đánh đúng số, lộn số, rồi tiến một nước, rồi tính “bóng” của số đó. Giấc mơ chung chung, hành động không cụ thể, chi tiết chập chờn thì bàn luận, vẽ thành hình, tự quy ước các chữ, các hành động thành “số học” rồi suy luận ra, thế nào cũng được vài con số. Những chủ đề và các “con đề” mỗi khi trúng đậm theo giấc mơ của Quy , bao giờ cũng “thối” lại cho hắn khoản tiền, khi nhiều, khi ít, làm hắn cũng thấy vui vui. Từ đấy trở đi, Quy bắt đầu sống bằng nghề ngủ và mơ. Cũng từ đấy, anh Quy ngày nào nghiễm nhiên trở thành Thầy Quy. Thiên hạ tôn anh làm thầy, một kiểu thầy không có khái niệm, không cần bằng cấp, và chưa từng có trong lịch sử. Như anh thầy giáo, thầy thuốc, để được gọi là Thầy cũng hải kinh qua biết bao năm tháng ngồi mòn đít quần ở trường chuyên nghiệp, cầm tấm bằng đi chạy bao cửa để có việc làm… Thầy Quy một đập ăn quan, không học, không bằng vẫn làm thầy, mà làm Thầy đàng hoàng chứ không xin xỏ. Lẽ đời nhiều khi cũng có những điều như mộng như mơ… Số người đánh đề ngày càng nhiều lên và số tiền cũng tăng lên khiến cho nghề ngủ và mơ đem lại cho Quy đời sống khá giả. Sau hai năm làm thầy, giờ đây cuộc sống của Quy đã thay đổ hẳn. Ngôi nhà cũ rách nát có bệ rèn của gia đình hắn tuy không đập đi, nhưng bên cạnh nó vốn xưa kia là vườn trồng táo nay xuất hiện lừng lững ngôi nhà 4 tầng bằng tiền của Quy kiếm được từ nghề ngủ và mơ. Quy có suy nghĩ riêng để thiết kế và xây căn nhà của hắn. Hắn không đập ngôi nhà cấp 4 tường gạch, mái ngói của bố hắn, vì bố mẹ hắn không muốn đập ngôi nhà và lò rèn đã gắn bó với gia đình từ thời ông nội. Hắn không thích để ngôi nhà cũ nát này, vì tự nó sẽ làm giảm giá trị ngôi nhà biệt thự của “thầy”, nhưng Quy đành tự an ủi rằng: chủ tịch xã bầu được chứ bố mẹ không bầu được. Ý bố mẹ hắn thế, hắn phải theo. Việc thiết kế bài trí ngôi nhà cũng mang phong cách độc đáo của hắn. Riêng tầng một, Quy để làm nơi tiếp khách và làm “phòng lưu niệm tuổi hàn vi”. Quy cho treo tất cả cuốc, xẻng, quần áo rách… đến ướp bằng phoocmon nguyên hình chú lợn lái có “cần câu kiếm cơm” to ngoại cỡ, vốn đã thụ tinh khắp làng thuở trước trong một bể kính to cao chiếm cả góc ngôi nhà. Quy thấy tự hào lắm với cái phòng mà Quy cho là Lưu niệm ấy. Không còn làm nghề thụ tinh lợn, cũng không làm nghề lò rèn, nhưng Quy chẳng ngày nào quên nổi thói quen làm nghề của hắn. Sáng nào cũng vậy, sau bữa điểm tâm sáng, Quy xuống tầng một để ngắm nghía cái xác ướp con lợn nái đực hành trình theo hắn mấy năm ròng. Kinh tế khá giả, tiếng tăm nổi khắp vùng, để duy trì và giữ ổn định nghề, Quy dày công thiết kế rất đặc biệt phòng ngủ - cái phòng giúp Quy hái ra tiền và nâng vị thế từ anh Quy thợ rèn thành Thầy của thiên hạ. Phòng ngủ đặt trên tầng 4. Tường bê tông dày 60cm, có hai lớp xốp bê tông và được lắp đặt các lớp cách âm trong phòng hơn cả tiêu chuẩn của những phòng thu âm hiện đại thời nay. Phòng có ba lớp cửa gỗ lim, kín mít. Mỗi khi đóng cửa, tuyệt không nghe thấy bất kì âm thanh gì từ bên ngoài. Từ đây, hắn không được nghe tiếng búa chát chúa rèn dao kéo liềm xẻng từ lò rèn nhà hắn từng chiều. Đó là điều làm hắn không vui và hắn không có cách nào xử lí được. Giường ngủ của Quy cũng khác thường. Chiều dài 4 mét, chiều rộng 3 m. Tất cả chăn, chiếu, đệm đều phải đặt riêng các hãng nổi tiếng cho phù hợp kích cỡ của giường… Riêng hướng giường nằm, Quy đặt đúng hướng như ngôi nhà cũ. *** Tiếng lành đồn xa… Mấy vị quan to trên tỉnh sắp đến kì đại hội cũng lần tìm đến thầy Quy để xin ý kiến và thỉnh giáo về những giấc mộng. Người ta không xưng đồng chí với Quy mà một mực trước sau đều gọi là thầy. . Như quy luật, ở đâu có luật sư thì ở đó hay có khiếu kiện, chỗ nào nhiều thày cúng chỗ đó nhiều âm binh. Nơi nào nhiều lợi lộc thì hay tranh giành, mất đoàn kết. Huyện Vĩnh Thắng của Quy cũng vậy. Giữa lúc huyện đang có nhiều dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương, lãnh đạo đi nước ngoài như đi chợ, chủ tịch thay biệt thự như nông dân thay xe thồ thì trong nội bộ lãnh đạo không đấu đá nội bộ mới là chuyện lạ. Sắp tới kì đại hội rồi mà ngôi thứ, chia các ghế chủ chốt vẫn chưa rõ ràng. Các phe phái trong nội bộ còn đang ra sức củng cố lực lượng và giành phần thắng về mình. Nhất là cái ghế chủ tịch. Phe nào giành được ghế đó thì đồng minh mạnh và đông. Ngược lại, phe nào không được tất yếu sẽ yếu đi, thậm chí tan nát cả lũ. Vào một buổi chiều tà... Chiếc xe con 4 chỗ màu xám hiệu Camry đậu nép bên tường nhà Quy. Xuống xe là một nam, một nữ trạc 45 tuổi. Người đàn ông có mái tóc vuốt ngược và đôi chân như ngắn hơn bởi cái bụng to và nặng quá…Người đàn bà bóng bẩy, váy ngắn cũn, tay mang theo cả một túi quà nặng. - Đây có phải là nhà thầy Quy không? – Người đàn ông hỏi - Dạ đúng ạ. Mời bác vào nhà. Người phục vụ trả lời và mở cánh cổng sắt kèn kẹt để cho ô tô vào sân nhà. Sau màn chào xã giao, người đàn ông nói: - Xin thưa với thầy Quy, tôi là Bùi Dinh Tảo - Phó chủ tịch huyện. Còn đây là bà xã tôi – cũng là Chủ tịch Hội phụ nữ huyện. Hôm nay vợ chồng tôi đến đây, trước là thăm thầy, sau là muốn nhờ thầy… Nhờ thầy trong giấc mơ xem giúp khóa này, tôi có “đổi ghế”, lên chủ tịch được không ạ. Về chi phí thì thầy khỏi lo. Nghe đến đây, dù ít tiếp xúc với quan chức cấp huyện, nhưng qua những câu chuyện ông bố Nguyễn Rùa kể, Quy phần nào cũng biết đối phương muốn gì và Quy cần gì. Đăm chiêu một lát, Quy đang nhìn về phía cổng nhà, chợt quay sang ông khách và hất hàm hỏi: - Tôi hỏi anh câu thứ nhất, anh có tin ở giấc mơ của tôi không? - Dạ, tôi rất tin, tin lắm nên vợ chồng tôi hôm nay mới đến cầu thầy chứ ạ. Phó chủ tịch trả lời. Chờ cho ông Phó chủ tịch nói xong, nhìn sang vợ ông khách không nói câu nào thêm, Quy mới bâng quơ : - Anh chị tin thì tôi hết lòng giúp đỡ, nhưng phải nói trước, cái thứ mơ này, tôi không chắc chắn cái gì cả… Nếu chắc như đinh đóng cột, tôi chẳng phải mơ làm gì nữa. Nào, bây giờ anh chị cầm lấy tờ giấy này và ghi lại tất cả những gì cần, những điểm cơ bản đang xảy ra, để tôi biết và thẩm, đêm còn mơ. Không có gì thay đổi, bằng giờ tuần sau mời anh chị quay lại…. Hai vợ chồng ông Phó chủ tịch huyện được lời như cởi tấm lòng, răm rắp làm theo yêu cầu của Quy và nói cảm ơn lên, cảm ơn xuống. Trước khi ra về, bà vợ để lại 20 triệu gọi là bồi dưỡng cho thầy thuốc nước… Sau lần gặp gỡ ấy, Quy thấy hắn có tư cách khác, có một căn cước mới ở cái làng Nhân Thinh này. Hắn biết, sắp trở thành “cứu nhân”, hay thành một cái gì đó mà hắn chưa biết gọi tên. Hắn phải được xếp vào dạng có số có má của tỉnh nhà chứ không phải là hạng mơ số đề ở cái xó xỉnh thôn quê này. Hôm nay 20 triệu thôi, nhưng ngày mai ai dám trả 20 triệu, mà phải cao, cao nữa, nhiều và nhiều hơn nữa. Không phải tiền ta mà rồi sẽ phải bằng đô la mới xứng tầm chứ... Quy cầm 20 triệu cười bẽn lẽn một mình, như vừa nói hớ câu gì đó với người yêu. Sau lần gặp ông Phó chủ tịch huyện hôm ấy, Quy ra sức mơ. Nhưng lạ thay, càng cố mơ, Quy lại càng tỉnh. Quy không thể nào chợp mắt… Quy không thể nào giải thích nổi. Kì quái. Sao lại không mơ gì nữa? Giấc mơ đâu hết rồi? Hết lộc rồi chăng? Thời gian một tuần đã sắp hết mà Quy vẫn chưa có giấc mơ nào ra hồn. Bây giờ, Quy là người béo phì, mặt to như con trâu mộng. Mắt thâm quầng và híp lại vì đêm thức, ngày ngủ nhiều, cơ thể tròn như cối xay vì tăng cân vùn vụt… Hắn lấy rượu ngâm, hạ thổ ba năm ngửa cổ tu một hơi rồi nói một mình: - Quan chức bây giờ có quyền, quyền uy rất lớn, thích gì chả làm được. Mà quyền dính liền khúc ruột, dính với tiền. Không mơ cũng nói là mơ, kiểu gì thằng làm quan to, quyền lực trong tay mà chẳng thành công. Ngày xưa đi thụ tinh lợn mà hỏng thì chẳng mặt mũi nào dám cầm tiền. Thế thời, địa vị, tư cách giờ cũng đã khác. Văn Quy này không còn là Văn Quy thụ tinh lợn nữa. Giấc mơ cũng là do mình, ở mình. Có thằng nào kiểm tra được mình mơ gì đâu? Cũng như thằng nào biết được mình đang nghĩ gì, đang cần gì? Nói ra giấc mơ thế nào cũng là do mình, chẳng khác gì cho thanh sắt vào lò rèn nung nóng, đập - chát méo tròn, sắc – cùn cũng là do tay người thợ rèn cả. Cái dao cái xẻng còn nhìn thấy, còn có đường mà người ta cãi lại, chứ cái giấc mơ, chỉ có thánh mới biết. Mà người đời ai được gọi là thánh? Đúng một tuần, không sai hẹn, hai vợ chồng Phó chủ tịch huyện lại đến nhà Quy. Trong bầu không khí thân tình vì đã biết nhau, Quy phán: -Tôi nằm mơ thấy anh đắc cử ghế Chủ tịch. Nhưng, đêm qua tôi mơ thấy cụ nội anh nhắc tôi rằng, anh cần phải đề phòng vì cụ nhà anh có nhìn thấy một người đưa cho cốc nước có thuốc độc. Âu thà hại người trước khi người hại, anh hiểu rồi chứ? Ông phó chủ tịch huyện nghe xong chắp tay cảm ơn Quy lia lịa và nói: - Dạ. Thảo nào, cái thằng B, à quên cái lão B nó cứ âm mưu hãm hại con từ lâu, giờ thì đã rõ thầy ạ Lần ấy, thế nào mà ông bố của Quy gặp vợ chồng phó chủ tịch ở cầu thang và được nghe lại chuyện đó. Ông gọi Quy ra, nói rằng: -Tôi không dám can ngăn anh gì. Giờ anh nhớn rồi. Nhưng tôi nói với anh một điều: Họ nhà ta hàng chục đời làm nghề rèn liềm, dao, cày, kéo… Thời cụ tổ thì rèn đao, kiếm cho nghĩa quân khởi nghĩa. Thời tôi rèn cuốc xẻng. Nghề nhà ta là làm ra cái vũ khí giết người. Nhưng đời cụ, đời tôi, đến đời anh, không ai giết người cả. Con dao sắc trong tay người thợ là pho tượng đẹp, trong tay người đồ tể là ngả con lợn, con bò. Chỉ có trong tay kẻ sát nhân, nó mới là vũ khí giết người. Chuyện hôm nay anh với với ông quan nhớn kia là anh đã đưa dao cho kẻ giết người rồi đó. Lẽ đương nhiên, Quy để ngoài tai lời nói của cha hắn. Một chắp hai tay rồi nói: - Con lạy thầy, thầy để cho con làm ăn. Đạo nghĩa ở đời thầy dạy con hơn hai chục năm nay, con thấm lắm rồi.. Quy giờ đã là người quan trọng của xã hội. Quy không có thời gian để tiếp những hạng lô đề, cờ bạc nữa. Quy đóng cửa và chỉ tiếp những khách có số má, xe lớn xe bé đỗ chật ngõ, chật sân, cùng những gia nhân phục vụ chật nhà. Thế cũng chưa đủ. Quy nghĩ rằng, hồi thụ tinh lợn, Quy cũng đi đó đây quanh làng, gặp mấy lão đồ gàn, thầy giáo về hưu, nghèo rớt, nhưng mà lại hay nói văn hoa, lí luận lí lèo nghe cũng vui vui mặc dù Quy chỉ hiểu lõm bõm. Tầm cỡ quan hệ đẳng cấp như Quy mà không có tí lí luận thì bọn quan chức nó chê cười Quy là hạng mù, thầy bói xem voi. Nghĩ thế, Quy mới đi tìm một lí luận riêng cho mình. Nhưng biết lí luận gì bây giờ? Cuộc đời Quy từ bè đến lớn chỉ biết rèn dao kéo, thụ tinh lợn và … ngủ mơ. Thế thôi đành lí luận về sự ngủ mơ vậy. Mất mấy ngày trời suy nghĩ về danh ngôn cho nghề này Quy mới được vài câu. Quy cho in mấy câu gọi là “danh ngôn của thầy Nguyễn Văn Quy ” trong một tấm bảng in màu đẹp, to, án ngữ ngay tại sảnh tầng một: - Ngủ của người bình thường là ngủ không giá trị. Vĩ đại nhất trong cuộc đời được tìm trong giấc ngủ. - Giá trị của con người là ở trong giấc ngủ. - Một giấc mơ của ta là vạn nụ cười cho thiên hạ. - Tinh hoa của đời người là NGỦ. Dưới mỗi câu danh ngôn này đều kí tên Nguyễn Văn Quy một cách đẹp đẽ và gọn gàng. *** Người ta thường nói Trời có mắt. Nhưng mắt trời là cái gì, hình dạng ra sao, nhìn xuyên thấu mấy cõi… thì không ai biết. Quy cho rằng, mắt trời ở đâu hắn chịu chết, nhưng trời có lòng thương hắn thì rất đúng. Ông Phó chủ tịch Bùi Dinh Tảo về suy nghĩ rất kĩ lời phán của Quy. Ông đã tìm ra đối thủ giấu mặt tranh cử cái ghế Chủ tịch huyện với ông mà từ lâu ông đau đáu để tìm ra nó. Cái lão B thế mà gớm thật. Cứ lầm lì cai quản ghế Phó Bí thư mấy khóa, lợi lộc chả nhiều lắm được như ghế Phó chủ tịch thường trực của ông, nhưng mà lại nguy hiểm thế.
  • À, hoá ra cái lão B này ngồi đó để ủ mưu, để dòm thẳng cái ghế Chủ tịch chứ không thèm cái ghế Phó chủ tịch của ông. Lão B đã bày binh bố trận, quân xanh, quân đỏ đã ém khắp nơi, chỉ chờ Đại hội tới là thò mặt ra, tháo ngòi nổ cho ông một chưởng chết luôn. Cái cơ chế bỏ phiếu tranh ghế thật phiền. Đụng đâu cũng thấy gai, đụng đâu cũng thấy thân quen… Cân nhắc lực lượng, tỉ số phiếu giữa lão B và mình là năm mươi – năm mươi. Nghĩa là ngang cơ nhau cả. Có khi lại chết oan từ những thằng ắt ơ, vô thưởng, vô phạt. Cái khó nhất bây giờ là trên tỉnh, Trung ương, mình không có cái ô nào che đậy. Mỗi cái ông bên Tổ chức, tháng trước mang tiền đến, lão không nhận. Nhục, thời này vẫn có thằng chê tiền. Mà chẳng biết nó liêm khiết hay nó chê tiền mình ít. Cũng có thể lão B đã đi trước mình một bước… Đọc lại từng dòng lời của thầy Quy , lão Tảo nghĩ: Cụ tổ đã nhắc nhở rành rành đây. Hành động, phải hành động. Tiên phát chế nhân. Chờ giặc không gì bằng chủ động đánh giặc. Năm nay đã 54 rồi, có trúng chỉ được một khóa, còn có cơ hội mà vớt, chứ nếu hỏng thì chỉ còn cách về vườn chăn gà. Độc ác, phải độc ác. Bất độc bất anh hùng. Hừm, gia phả sau này có chép thì chép cái chức vị, công đức của mình chứ ai biết mình độc ác mà chép vào. Các anh hùng cũng thế cả thôi. Một kế hoạch hành động được ông Phó chủ tịch Bùi Dinh Tảo lên chi tiết và an toàn tuyệt đối. Không ai biết gì hơn ngoài những thông tin đăng tải trên báo chí bằng một đoạn tin buồn: Đồng chí B đã từ trần sau một cơn đau tim đột ngột… Người trúng cử Chủ tịch huyện là đồng chí Bùi Dinh Tảo. Hôm ấy, Quy đang nằm trên giường, nghe tin Phó chủ huyện Bùi Dinh Tảo đắc cử ghế Chủ tịch, hắn cười khẩy một cái rồi tắt ti vi đánh phụt một cái. Hắn giơ cái tay rắn như thép giáng mạnh xuống bàn đánh “uỳnh” rồi văng tục: - Mẹ kiếp, đúng là bỉ ổi. Một lũ khốn nạn. ! Đúng một tháng sau, khi ông Bùi Dinh Tảo lên làm Chủ tịch huyện, vào một buổi chiều tà, chiếc xe Camry 4 chỗ lại đậu thẳng trước cổng nhà thầy Quy . Lãnh đạo Bùi Dinh Tảo đi một mình rảo bước rất nhanh vào nhà Quy . Ông không có thời gian lâu. Ông vào, gặp Quy hỏi thăm sức khỏe vài câu rồi rút ra một cái phong bì 300 triệu đưa cho Quy và không quên cảm ơn thầy đã giúp. Ông còn dặn dò Quy, lúc nào rảnh mời Quy đến Ủy ban chơi, và mong Quy giữ kín chuyện giữa ông và Quy. Tuy nhiên, dù Quy cố giữ bí mật chuyện này, nhưng miệng lưỡi dân gian, không cánh mà bay nhanh, chỉ 2 ngày sau đã lan truyền tin đồn khắp trong xã ra tới thị xã… Lúc này đây, tên tuổi và thương hiệu của thầy Quy chính thức vượt ra ngoài lũy tre làng Nhân Thinh. Sau vụ « tư vấn ngủ mơ » cho ông Phó chủ tịch huyện, một hôm, một đồng chí có chức sắc to hơn ông Bùi Văn Tảo ở trên tỉnh về mà Quy không rõ chức vụ cụ thể là gì xuống gặp riêng với Quy đặt vấn đề rất hệ trọng. Ông này muốn kí hợp đồng “độc quyền giấc mơ” của Quy và mời Quy làm cố vấn riêng về tâm linh. Cuộc gặp bất ngờ. Yêu cầu càng bất ngờ khiến Quy bối rối chưa biết làm thế nào. Điều chưa từng xảy ra, chưa hề nghĩ tới này làm Quy suy nghĩ mãi. Quy còn mơ được gì nữa đâu? Những lời nói ra, Quy toàn bịa cả đấy.Từ ngày nổi tiếng, Quy bận tiếp khách, ngày hai bữa, rượu ngon, gái đẹp, đêm hôm toàn 2- 3 giờ sáng mới lên giường ngủ. Vừa đặt lưng là trời sáng. Ban ngày ngủ thì không mơ, mà có mơ cũng không chuẩn… Mà đến nước này, Quy nhận ra rằng, hắn quách phải mơ làm gì cho tốn công. Bài học chủ tịch Bùi Dinh Tảo sờ sờ ra đấy. Hắn bịa, bịa mà đúng ra phết trời ạ. Đấy là trời thương hắn còn gì. Đến lúc này mà mơ như ngày còn nghèo đói mơ, chắc gì đã đúng? Thằng nghèo đói, trời thương một kiểu. Thằng có địa vị, thương hiệu, trời thương kiểu khác. Thiên hạ thích cái thương hiệu, cái danh, cái nổi tiếng. Thích thế nào, mình chiều cái đó. Nói thế nhưng Quy vẫn còn lo. Nỗi sợ nhất với Quy là phán sai nhiều quá, mất thiêng. Hết thiêng thì hết khách. Mà hắn đâu có thói quen lo lắng nhiều. Cái gì đến, kệ nó. Cái gì đi, cũng mặc kệ. Trời cho hưởng lộc thì cứ hưởng đã. Quy không còn cách nào khác là tự nghĩ ra giấc mơ để phán cho các quan. Nghĩ vậy, Quy đồng ý với đồng chí có tên là Trần Cẩm kia và hợp đồng độc quyền giấc mơ được kí kết. Thời gian thực hiện hợp đồng trong một năm, nếu tốt kí tiếp. Các điều khoản chi tiết hợp đồng hết sức bí mật. Người ta chỉ biết rằng, tổng giá trị hợp đồng lên tới một tỉ đồng và từ nay, thầy Quy được coi là người nhà của ông lãnh đạo tỉnh Trần Cẩm , ra vào ủy ban tỉnh như chỗ không người… Cứ thứ 6 hàng tuần, vợ con lãnh đạo Trần Cẩm lại đến hầu chuyện Mộng để ghi chép lại những giấc mơ trong tuần của Quy, rồi về tính toán, phân tích…. Phải nói là Quy khâm phục cách làm việc của 2 mẹ con mụ này. Ngày nào cũng đến nhà đúng hẹn, đúng giờ. Mỗi lần đến là dăm ba cân hoa quả ngon, lễ lạt bia rượu, phong bì đầy đủ để lên bàn thờ. Quy kính nể hơn là hai mẹ con chăm chú nghe Quy từng lời. Cô con gái mang cả máy ghi âm ra nghi từng lời mê qua lời kể của Quy , ngoài cái máy Ipad mang theo thường trực, gõ loạn xạ và gửi email ngay cho cha đang đi công tác nước ngoài Bây giờ, Quy là “thầy” độc quyền mơ của ông quan lớn này. Theo lịch tuần một lần, Quy chỉ làm việc với hai mẹ con kia trong 3 tiếng đồng hồ, ngoài ra không phải tiếp hay đúng hơn là không được tiếp bất kì một vị khách nào. Thu nhập của thầy độc quyền được tính cái thành “mớ”, không vụn vặt. Ngoài giá trị tổng hợp đồng trong 01 năm là một tỷ, trả trước 100 triệu ra thì còn bao khoản khác như những lần đến ủy ban tư vấn hướng bàn, hướng ghế ngồi cho ông Trần Cẩm , hướng cổng cho ủy ban tỉnh, tư vấn chỗ đặt đôi sư tử đá mang từ Đà Nẵng về đặt tại cổng ủy ban tỉnh… Ấy là còn chưa kể những khoản hàng tuần hai mẹ con …tiến cúng. Hàng tháng trôi qua, Quy ít khi mơ và thường là không mơ. Cái ngày Quy chưa nổi tiếng, hắn còn tin vào giấc mơ của mình, nhưng giờ đây, khi đã thành người của công chúng Quy đã bỏ thói quen tin vào giấc mơ của chính hắn rồi. Hắn coi mơ là một nghề và chỉ để kiếm tiền. Tiền với hắn là gì? Là móc từ túi quan lại. Mà quan lại là gì? Là những thằng đi ăn cướp tiền của nhân dân và của những thằng cấp dưới. Thế là luẩn quẩn, vòng quanh. Những thằng giở đầy trò bẩn thỉu, mưu thâm kế hiểm để lừa lọc, ăn cướp tiền của thiên hạ, cuối cùng lại bị cái thằng thụ tinh lợn, ít học như hắn lừa lại cho… Hóa ra xã hội cũng chỉ là những trò diễn của những thằng lưu manh mà thôi. Mà đồng tiền trong xã hội, lưu chuyển từ thằng này sang thằng khác bằng những cách ăn cướp, trấn lột khác nhau, nhiều khi được trang bị bằng những từ mĩ miều như chuyển đổi, lưu thông… Một đêm… Quy không sao ngủ được. Hắn bị ốm nên ở nhà cả tối. Hắn ra vào như người bị kiến đốt. Bị cảm nhẹ thôi sao mà người hắn khó chịu đến thế. Hắn làm vài liều thuốc cảm rồi lăn ra ngủ… Trong cơn mơ đêm đó, hắn thấy chị Hòa ở đầu ngõ hiện về. Chị Hòa là người có tiếng hiền lành, tử tế và cũng xinh đẹp. Có biết bao nhêu trai làng nhòm ngó, theo đuổi chị. Bố mẹ chị là người huyện khác di cư đến làng hắn được chục năm nay, nhưng ở lâu rồi cũng thành người làng. Chị Hòa chết lúc chị mới 22 tuổi. Các cụ bảo: chết trẻ khỏe ma. Chẳng sai tí nào. Chị Hòa tự tử chết. Lão già M cậy là thầy giáo về hưu, thỉnh thoảng sang nhà chị hỏi han chuyện đông, chuyện tây… Nhân một hôm nhà đi vắng hết, còn chị ở nhà, lão giở trò đồi bại, cho chị uống thuốc ngủ rồi xâm hại cuộc đời trong trắng của chị. Chị Hòa uất ức quá, đến lúc chiều chiều, đúng vào ngày Rằm tháng bảy năm đó, chị quảy đôi quang gánh đi ra giếng làng. Đến buổi tối, cả làng nhớn nhác đi tìm chị. Ai cũng tưởng chị bị bắt cóc sang Trung Quốc, nhưng đâu ngờ chị đã gieo mình xuống giếng làng. Trai làng toàn những gã đen, vâm như cột đình cháy nhảy xuống giếng mò tìm chị, đến 11h đêm thì tìm được xác chị về mai táng. Quy cũng là người đầu tiên nhìn thấy xác chị lúc vớt lên… Lúc đó mồm chị ộc ra nhiều máu tươi lắm. Người ta bảo, những người chết oan thường như thế. Nhiều lần đi chơi đêm về, đi qua khu giếng làng, Quy vẫn thấy lởn vởn bóng chị Hòa bên giếng. Một lần hắn nhìn rõ thấy chị Hòa đang ngồi vắt vẻo trên cành cây ngả ra mặt giếng rồi chị ngã đánh thùm một cái. Hắn hoảng sợ, chạy một mạch về nhà, thở hổn hển, mặt cắt không ra giọt máu. Sau lần đấy, không bao giờ Quy dám chơi khuya về qua đó nữa. Cũng từ đó, người trong làng lập một cái bát hương nhỏ bên giếng thờ chị Hòa. Lâu ngày rồi người ta lập miếu nhỏ thờ chị, có tên là Miếu chị Hòa. Chị Hòa hiện về trong bộ quần áo mà hắn gặp trước khi chị bị chết đuối: áo xám đá công nhân, quần đen. Tóc chị vấn búi đằng sau. Hắn mơ thấy chị Hòa đứng bên đầu giường hắn bảo rằng: Nhiều người lính ngày xưa đã chết vì đao kiếm của cha ông hắn rèn, đấy là một nghiệp chướng. Nếu hắn cứ tiếp tục lừa dối thiên hạ, bịa chuyện ra gây họa cho kẻ khác thì nghiệp chướng càng lớn. Hắn không phải chịu thì đời con, cháu hắn phải chịu. Chị Hòa chỉ nói thế rồi vụt biến mất. Hắn choàng tỉnh, nhỏm dậy, với tay ra đầu giường nhưng không giữ được ai, làm vỡ luôn cả chiếc bình gốm thời Trần hắn mua được ở một cuộc triển lãm… Từ hôm mơ thấy chị Hòa, hắn đóng cửa ở nhà một tháng, không giao tiếp với ai và không ra ngoài. Mộng suy nghĩ nhiều về giấc mơ này. Hắn tự nhủ: Sao lại thế nhỉ? Có bao giờ mình mơ thấy chị Hòa đâu? Không thể như thế được. Nhưng chết trẻ thường thiêng lắm. Nghe nói, đám thằng Đam , thằng Bính , thằng Dân đi chơi đêm về qua giếng cũng mấy lần bị chị Hòa trêu, đuổi theo, thằng nào cũng sợ đái ra quần. Thế thì chắc không sai rồi. Sau đêm ấy, Quy không ngủ được. Đêm hôm sau, hắn chong chong thức cả đêm, đi ra, đi vào. Hắn tu vài hơi hết một chai Chivas mà không nhằm nhò gì. Quy nhớ đến bố hắn. Cả lời khuyên của bố hắn từ dạo trước. Nói đến bố hắn chỉ công nhận một điều duy nhất là bố hắn góp công đẻ ra hắn. Còn giáo dưỡng ư, dạy dỗ ư? Không bao giờ. Mọi lời khuyên của bố hắn, hắn để ngoài tai. Hắn ra một quyết định: Không nghĩ, không nhớ đến giấc mơ về chị Hòa nữa. Để thay đổi không khí, hắn cho đệ tử mua hàng chục đĩa ca nhạc hải ngoại, phim chưởng, phim hành động, về rung đùi xem cả ngày. Sang đêm thứ 3, vừa đặt lưng xuống giường, vẫn còn nửa thức nửa ngủ, trong lúc mơ mơ màng màng ấy, Quy đã thoáng thấy bóng chị Hòa đứng ở đầu giường. Chị Hòa đứng trân trân nhìn Mộng, không nói lời nào. Một phản xạ tự nhiên, Quy bật khỏi giường, đứng phắt dậy, nhìn lên, chẳng thấy ai, ngoài mấy bóng loang loáng đèn pha của ô tô khách đường dài ở dưới đường quốc lộ bên nhà soi qua cửa sổ. Quy chợn người. Mồ hôi ướt đầm đìa đẫm vạt áo. Quy lảo đảo đi lại chỗ bàn thờ, thắp 3 nén hương rồi cầm quơ quơ xung quanh nhà nói: - Kính lạy hương hồn chị Hòa, chị sống khôn chết thiêng, em không thù, không oán, khôn nợ nần chị, nếu có gì sai trái, không phải, nếu có gì làm chị phiền lòng, thành tâm mong chị tha lỗi, cầu chị phù hộ độ trì….
  • Đằng đẵng cả một tuần lễ, rồi một tháng, Quy đóng cửa ở nhà. Đó là thời gian Quy cứ mắt nhắm ngủ lơ mơ là gặp chị Hòa. Mỗi lần như thế, Quy lại thắp hương cầu khấn và mất ngủ cho tới sáng. Bệnh cảm, sốt của Quy ngày một nặng nhưng hắn không dám đến bệnh viện để khám. Vì hắn sợ. Hắn không sợ tốn tiền, tốn thời gian, mà hắn sợ gặp những vong hồn ở bệnh viện, giống như chị Hòa… Đang trong cơn mê sảng thì vợ con cái lão Trần Cẩm lại đến gặp Quy. Vừa bước vào nhà, khác hẳn mọi lần, mụ vợ lão Trần Cẩm bô bô nói rằng, mụ xin phá vỡ hợp đồng độc quyền giấc mơ của chồng mụ với hắn. Chi phí thiệt hại bao nhiêu, mụ ấy xin bồi thường đầy đủ. Trong cơn hoảng loạn này, thời giờ đâu mà suy nghĩ cho thấu đáo để làm gì, xử lí thế nào với gia đình lão Trần Cẩm này. Mối làm ăn lớn, biết cư xử sao đây? Nghe mụ nói thế, thôi đành dĩ hòa vi quý để đảm bảo mối làm ăn và danh tiếng, Quy đành đồng ý chiều theo mụ. Tính các khoản thiệt hại và bù phá vỡ hợp đồng, Quy nhận đủ một tỷ đồng chẵn. Một trăm triệu tạm ứng coi như tiền bồi thường. Xong xuôi thủ tục, kí xong Biên bản thanh lí hợp đồng cũng như nhận đủ một tỷ đồng, mụ vợ lão Trần Cẩm mới bảo Quy : - Vợ chồng tôi làm thế là muốn cảm tạ thầy năm qua đã giúp vợ chồng tôi. Ông xã nhà tôi cũng toàn chơi đẹp thế đấy. Người tử tế, đàng hoàng có chữ nghĩa với nhau mà. Nhưng tôi cũng nói thật với thầy, bây giờ mơ chuẩn không ăn thua nữa. Ông nhà tôi tìm được thầy chuyên đi nói chuyện với các quan dưới âm, ở ngay bên Tứ kỳ -Hải Dương Cần chạy cửa quan nào, là thầy gặp các quan dưới âm, làm lễ xin, các quan đồng ý, ok ngay. Lộc lá nhiều lắm. Chức tăng vù vù. Chả mấy chốc ông xã nhà tôi lên Trung ương làm lãnh đạo cả nước thầy ạ. Nhanh gọn hiệu quả hơn giấc mơ của thầy lắm. Thôi, trong thời gian qua, nêu có gì không phải mong thầy đại xá. Nếu giấc mơ của thầy không nghiệm nữa, thầy thử đi tìm cách gặp người âm xem sao… Thôi, mẹ con tôi cũng đang bận, xin phép thầy nhé, chào thầy nhé. Quy không nói thêm được câu gì. Mẹ kiếp, đúng là họa vô đơn chí. Hắn đứng như trời trồng, giơ tay lên cao xé toạc biên bản thanh lý hợp đồng, nhưng cũng không quên cất một tỷ đồng vào két sắt… Hắn thề rằng, sẽ còn nhiều thằng quan chức to khác cần đến giấc mơ của hắn. Hắn phải có. Không thằng nào tìm hắn thì hắn đi tìm bọn chúng, miễn là có tiền. Không có nghề nào lãi lời nhiều bằng cái nghề buôn nước bọt của hắn. Hai mẹ con mụ kia dạy cho hắn rằng, không có thị trường buôn bán nào tốt bằng thị trường các quan. Hắn thề, hắn sẽ chỉ kinh doanh ở chốn quan. Mà, quan càng to, càng giàu, càng trọc phú, càng vô học thì càng sùng bái, tin ở ma quỷ, thánh thần. Những bọn đó, hắn sẽ tìm được trong môi trường quan không chỉ ở tỉnh này, mà ở trên Trung ương. Đó là thị trường, miếng mồi béo bở hắn sẽ tìm đến. - Được, thua keo này ta bày keo khác. Để xem bọn chúng phải cạy cục, nhờ vả cái thằng Quy này như thế nào. ***
  • Ngày rằng tháng bảy năm sau. Tại ngôi miếu thờ chị Hòa bên giếng làng Nhân Thinh, người ta thấy một người đàn ông quần áo chỉnh đi xe Lexus, xuống đặt rất nhiều lễ, hương, hoa quả và đồ lễ cúng vàng mã như ô tô giấy, nhà giấy, điện thoại giấy, đô la giả… Người đó chính là Nguyễn Văn Quy Hắn đặt lễ và thắp hương. Hắn chạy lại mở cốp xe lấy một con dao rựa, đứng trước miếu hắn chém 3 phát mạnh xuống chỗ cửa miếu và chém 3 phát vào không trung, hắn rút trong túi áo một mảnh giấy in sẵn tờ văn khấn rồi đọc dõng dạc: Nam mô a di đà Phật! Kính lạy chị Hòa Hôm nay là ngày rằm tháng bảy, ngày lễ xá tôi vong nhân của dân tộc. Tôi có chút lòng thành, đến thắp nén hương này xin gửi tới chị. Mong chị nhận được. Chúc chị ở nơi suối vàng được siêu thoát và thanh thản. Thưa chị! Tôi với chị là người cùng làng cùng xóm. Không có quan hệ thân thiết ruột thịt, không anh em họ hàng. Tôi với chị cũng không thù không oán, cũng không nợ không nần. Chúng ta sòng phẳng và cuộc đời không ai nợ ai về tiền bạc, tình cảm. Thời gian qua, tôi thường hay mơ thấy chị. Trong giấc mơ, tôi thấy chị nhắc nhở và căn dặn tôi nhiều.Trong cơn mơ đó, chị đã làm tôi hao tổn sức khỏe, lo nghĩ triền miên, đến mất ăn mất ngủ. Thưa chị! Sống sao, chết vậy. Trần sao, dương vậy. Sống trong đời, mỗi người có một nghề và kiếm tiền bằng nhiều cách khác nhau để tồn tại. Tôi được trời thương, cho tôi những giấc mơ để tôi có khoản dư dật, sinh hoạt, làm nhà…Tôi kiếm được nhiều tiền thật, tôi không mơ mà vẫn cứ nói dối là mơ thật để lấy tiền của thiên hạ thật Đó là mồ hôi và công sức của tôi. Tôi làm nếu có sai thì tôi chịu. Hôm nay, trước vong linh chị, tôi tuyên bố rõ ràng và nhất quán với chị: Tôi với chị không thù, không oán. Việc ai làm người ấy chịu. Người sống nơi dương thế tôi còn chỉ được nữa là…Từ nay về sau, xin chị đừng hiện về trong giấc mơ của tôi. Nếu vẫn tiếp tục, tôi sẽ bỏ tiền để thuê thầy cao tay về trấn vong linh chị đó. Sau lần thăm miếu và tuyên bố hùng hồn trong bài cúng, Quy đưa ra một quyết định mới. Hắn sẽ lên Thủ đô để tiếp tục mở rộng và hành nghề bán giấc mơ. Hắn còn đặt chỉ tiêu tìm cho bằng được cái lão thầy biết gọi hồn mà mẹ con mụ vợ lão Trần Cẩm nhắc đến. Hắn sẽ tìm hiểu xem, cái thằng thầy kia nó làm ăn kiểu gì.Thật hay giả? Hay chỉ là phường nhá nhem như hắn. Hắn muốn thao túng bán giấc mơ cho toàn bộ các quan chức to ở Trung ương. Chức quan càng to, tiền càng nhiều. Mà càng làm quan to, tội càng lớn, càng thích đi nghe lời mê muội nhiều. Bỗng nhiên Quy ngửa mặt lên trời cười ha hả, ha hả thành từng trận dài. Thì ra, chân hắn đạp vào cái bơm kim tiêm của một con nghiện nào đó vứt bên đường, hắn cứ tưởng là ống bơm tiêm để thụ tinh lợn. Rồi hắn lẩm nhẩm: - Cái trò đời, những cái vô thực, huyền ảo như giấc mơ, biết cũng chết, không biết cũng chết. Ta đã suýt chết vì nó, nhưng cũng nằm trên đống tiền từ nó. Xã hội đang sống trong giấc mơ, người ta thích mơ mà không thích thực. Thế nên nghề của ta vẫn có đất sống. Chừng nào, xã hội sống thật, sống với thực tại thì lúc đó coi như ta thất nghiệp… Nhưng trước mặt ta là một lũ khốn nạn và giàu có, ta cần đến để moi tiền của chúng./. Thôn Phú Lạc - Tháng 4 năm 2013.
  • Đính chính : Do sơ suất ,trong truyện có từ "Mộng" đây là tên của nhân vật chính: "Quy" .Khi đọc ,mong độc giả lượng thứ!NKD
  • Đính chính : Do sơ suất ,trong truyện có từ "Mộng" đây là tên của nhân vật chính: "Quy" .Khi đọc ,mong độc giả lượng thứ!NKD
  • BỐ CỦA CON Bố nằm viện đến thăm nhiều- Mà sao khó nói những điều bố con- “Ăn gì cũng chẳng thấy ngon”- Lời bà từng nói sao còn thấy đau- Bố là bà của mai sau?- Đời ai mà lại chẳng mau hết đời…- Sao không nói nổi một nhời- Con còn nợ bố rối bời tương lai- Không tâm sự được ngày mai- Bố đừng nghĩ ngắn nghĩ dài thêm đau - Bố con mình ít hiểu nhau- Cứ nhìn tấm đệm trắng phau mà buồn- Giá mà tỏ được ngọn nguồn:- Dẫu đời trong đục con luôn là người - Bố phải hiểu, để bố cười- Niềm vui từng ví bằng mười thuốc thang - Đời người cũng ví một gang- Con không phù phiếm lang thang phí hoài- Bốn mươi tuổi, óc mệt nhoài- Nghĩa là biết mạnh trong loài thế gian- Con không sống nổi khô khan- Cũng không sướt mướt, chỉ nan nát lòng- Bố ơi, dù sống long đong- Thì con vẫn mãi sạch trong cơ mà- Khổ đau cũng phớt la đà- Sống cho ra sống mới là ấm thân- Con là kẻ thế gian cần- Dẫu không sứ mệnh cũng vần cũng xoay- Chưa khôn còn phải loay hoay- Nhưng là trái đất phải quay, bố à - Bốn mươi tuổi đã phải già- Hiến dâng rồi sẽ trẻ ra dần dần- Không mong một phút xuất thần- Cứ thư thản nghĩ mà lần lối đi - Bố ơi "nghệ sĩ "thầm thì- Thắng thì kẻ tị thua thì tủi căm Hoà thì huề vốn tháng năm- Để con tự sống tự nằm nghĩ suy- Tự con biết phải làm gì- Bởi con giống bố: Lầm lì nhưng gan - Bốn mươi tuổi thôi thở than- Làm dân mà ngạo hơn quan cũng đành- Nhìn con, người bảo hiền lành- Kẻ thì trộm nghĩ “lưu manh trá hình”- Vậy nên con phải một mình- Chưa ai hiểu biết trao tình cho ai? - Kệ thôi, tin ở ngày mai- Tiếng chim vẫn lảnh trong gai xé cào- Có làm sao có làm sao- Miễn là thoả được khát khao cứu đời - Bố dạy con sống làm người- Sao không dạy nói những lời trong tim? - Bệnh viện Đa khoa Thái bình -Tháng 7 năm 2012
  • BỐ CỦA CON Bố nằm viện đến thăm nhiều- Mà sao khó nói những điều bố con- “Ăn gì cũng chẳng thấy ngon”- Lời bà từng nói sao còn thấy đau- Bố là bà của mai sau?- Đời ai mà lại chẳng mau hết đời…- Sao không nói nổi một nhời- Con còn nợ bố rối bời tương lai- Không tâm sự được ngày mai- Bố đừng nghĩ ngắn nghĩ dài thêm đau - Bố con mình ít hiểu nhau- Cứ nhìn tấm đệm trắng phau mà buồn- Giá mà tỏ được ngọn nguồn:- Dẫu đời trong đục con luôn là người - Bố phải hiểu, để bố cười- Niềm vui từng ví bằng mười thuốc thang - Đời người cũng ví một gang- Con không phù phiếm lang thang phí hoài- Bốn mươi tuổi, óc mệt nhoài- Nghĩa là biết mạnh trong loài thế gian- Con không sống nổi khô khan- Cũng không sướt mướt, chỉ nan nát lòng- Bố ơi, dù sống long đong- Thì con vẫn mãi sạch trong cơ mà- Khổ đau cũng phớt la đà- Sống cho ra sống mới là ấm thân- Con là kẻ thế gian cần- Dẫu không sứ mệnh cũng vần cũng xoay- Chưa khôn còn phải loay hoay- Nhưng là trái đất phải quay, bố à - Bốn mươi tuổi đã phải già- Hiến dâng rồi sẽ trẻ ra dần dần- Không mong một phút xuất thần- Cứ thư thản nghĩ mà lần lối đi - Bố ơi "nghệ sĩ "thầm thì- Thắng thì kẻ tị thua thì tủi căm Hoà thì huề vốn tháng năm- Để con tự sống tự nằm nghĩ suy- Tự con biết phải làm gì- Bởi con giống bố: Lầm lì nhưng gan - Bốn mươi tuổi thôi thở than- Làm dân mà ngạo hơn quan cũng đành- Nhìn con, người bảo hiền lành- Kẻ thì trộm nghĩ “lưu manh trá hình”- Vậy nên con phải một mình- Chưa ai hiểu biết trao tình cho ai? - Kệ thôi, tin ở ngày mai- Tiếng chim vẫn lảnh trong gai xé cào- Có làm sao có làm sao- Miễn là thoả được khát khao cứu đời - Bố dạy con sống làm người- Sao không dạy nói những lời trong tim? - Bệnh viện Đa khoa Thái bình -Tháng 7 năm 2012
  • THƠ TẢ BÀ NGOẠI- Tác giả: Hiếu Orion- Bà ngoại em vẫn chưa già- Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường- Mắt bà vẫn rất tinh tường- Tóc nhuộm ánh tím, soi gương mỗi ngày- Nhưng bà em vẫn rất hay- Bà chăm con cháu luôn tay, luôn mồm- Công việc bà vẫn ôm đồm- Chăm lo con cháu sớm hôm không nề- Hôm nay cô giáo ra đề- Bắt em phải tả, viết về bà em- Em tả giống hệt bên trên- Cô bắt viết lại, mắng thêm em rằng: - Đã bà là phải rụng răng- Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời- Bà cũng không được ăn chơi- Vì mắt phải kém và môi nhai trầu- Đã bà là phải ngồi khâu- Không được ngồi hát Ka Râu Ô Kề- Nhất là không được ghi đề - Tuyệt đối không được phóng xe ào ào- Em nghe chẳng hiểu thế nào- Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này- Tả sai thì lại không hay- Tả đúng thì lại có ngày ăn roi- Kiểu này phải bảo mẹ thôi- Hay đổi bà khác đúng lời của cô???”-................============================== TẢ CÔ GIÁO EM- Tác giả Dư khướt- Dư âm sau khi đọc Thơ tả Bà ngoại của Hiếu Orion- Kỳ hai sắp kết thúc rồi - Cô đưa một quyển “Văn nhồi’chúng em- Cô bảo ai cũng phải xem- Phải đọc cho thuộc , leng pheng chết liền- Về nhà em vội khoe liền- Mẹ ơi con thuộc được liền mấy bai(bài)- Có bài ngắn ,có bài dài - Riêng bài tả cổ(cô) miệt mài ngày đêm- Văn rằng ‘cô giáo của em :- Da trắng như tuyết , tóc đen gỗ mùn(mun)- Không cao quá, cũng chẳng lùn- Khi cười lộ cái hàm răng trắng ngà- Mũi cô trông giống quả cà - Cô mặc cái áo xẻ tà rất cao- Ngực cô mới đẹp làm sao - Cô cúi chấm điểm ,nhìn vào thấy mê- Khi cô hạ bút rồi phê :- “Em cần cố gắng ,khi về -bài sau”- Bàn em mấy đứa bảo nhau: - Phải cần cố gắng lần sau cô phề(phê)- Đang tả cái chuyện đồ ,nề- Bộ gầm cô cũng chẳng chề(chê) được đâu- Hình như có hai sợi râu - Mấy bạn thảo luận :sợi râu tôm hùm- Tan học ,trống đánh thùm !thùm!- Cô gãi cái lách có chùm rễ cây- Gãi xong ,ngó đông ,ngó tây - Đưa lên mũi ngửi : Mùi nầy quen quen Cô dặn em nữ tuổi Ten Trước khi đi học ,thói quen :ngửi mùi- Mấy bạn mặt đỏ “Biết rùi”- Hôm qua còn thấy cô ngồi gãi.....bim- Cô rằng “ Ai cũng có tim- Cũng như tim lợn ,em tin chưa nào!”- Giọng cô rót mật ngọt ngào- Như Em xi (MC) của nhà đài Á châu- Cô rằng cô tặng cần câu- Mang về bố mẹ mắc câu cá Vòi (voi)- Các em không được đua đòi- Có tiền chăm sóc cá Vòi của cô- Chúng em chỉ biết À, Ồ!- Không chậm tiền học từng giờ nhà cô- Em chạy lệch ,cô chạy “Sô”- Điền kinh cô dạy , hững hờ chết toi- “Có con là phải trông coi- Không cho quán xá ,gêm ,choi ,chát gì”- Họp Phụ huynh cô thầm thì- Đến nhà cô học ,bận gì chuyện trên!- Thế là lại được ghi tên- Đến nhà cô học –Luân phiên Học trò.- Này mai em lại đến “Lò”- Không “lò”luyện học mà “lò nung vôi”- Dẫu cho văn chẳng được xuôi- Thì em vẫn tả đúng bài:Là cô!-
  • Hiển thị tất cả bình luận
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 12 năm trước