Hồ Xuân Hương (Thành phố Đà Lạt)

Vietnam / Thai Nguyen / Da Lat / Thành phố Đà Lạt

Ho tren nui cao 1500m dep nhat Tay nguyen Vietnam. Nay dang Poluted by Pestiside from adjacent vegetable farms.
Hay giu cho Ho trong sach mai, oi ong So Moi truong!!
Chính bạn mới là người quyết định được chuyện đó


1. Hồ Xuân Hương được xây dựng vào năm 1919, theo sáng kiến của công sứ Cunhac trong chương trình xây dựng Đà Lạt, kỹ sư công chánh Labbé xây dựng một đập nước từ nhà Thủy Tạ đến gần ngã tư các đường Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thái Học, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng tạo thành một hồ nước. Người Pháp gọi hồ này là Grand Lac (Hồ Lớn), từ năm 1953, Grand Lac được đổi thành hồ Xuân Hương.
Năm 1921-1922, theo lệnh của công sứ Garnier, đập nước được dâng cao và nối dài thêm.
Năm 1923, một đập thứ hai được xây dựng ở phía dưới đập đầu tiên tạo thành hai hồ nước. Cả hai đập này không có đập tràn kiên cố nên bị cơn bão dữ dội tháng 5 năm 1932 phá vỡ. Ngay sau đó, đập nước được xây dựng lại.
Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đất có chiều cao 6,9m, chiều dài 50m, xi phông xả lũ và cầu giao thông dài 37,5m. Cầu thường gọi là cầu Ông Đạo vì gần văn phòng viên quản Đạo( Phạm khắc Hòe).
Diện tích lưu vực suối Cam Ly tính đến cầu Ông Đạo là 24,5km2, dung tích hồ khi xây dựng năm 1935 là 1,2 triệu m3, diện tích mặt hồ khi xây dựng là 43ha, chiều dài suối đến đập là 8km. Dòng chảy trung bình nhiều năm là 0,7m3/s, tổng lượng nước đến bình quân hàng năm là 22,1 triệu m3.
Công trình gồm hồ chứa, xi phông xả lũ, đập đất và cầu giao thông. Cao trình mực nước gia cường là 1478,5m, cao trình mực nước dâng bình thường là 1478,0m.
Hồ Xuân Hương bị bồi lắng với tốc độ khá nhanh và nghiêm trọng. Năm 1974, dung tích hồ còn 0,9 triệu m3; đến năm 1997, dung tích hồ chỉ còn 0,72 triệu m3 nước và diện tích mặt hồ là 32ha.
2. Nâng cấp làm mới lại công trình cũng theo hình thức là Xi phông tháo lũ, giải pháp nâng câp mở rộng Xi phông được thể hiện như sau:
Thay thế hình thức ngưỡng tràn thành mỏng của Xi phông cũ bằng hình thức ngưỡng tràn có mặt cắt thực dụng, kết cấu bằng bê tông CT M250 có cao độ ngưỡng 1477.0 m. Nối tiếp với 12 ống Xi phông có tiết diện : 2 x 2 m ở đầu và mở rộng dần đến 2 x 2.5m về phía sau, bên trong lòng ống được bọc thép tấm dày 10 mm để chống xâm thực.
Đoạn cổ ngỗng của Xi phông có vị trí sâu nhất là 1468.59m được kết cấu xuôi dần về phía sau đến cao độ 1470.80 m để giảm tổn thất cục bộ. Phần hạ lưu được nối dài thêm 19.25 m bằng ống BTCT M250 có khẩu diện bxh =2 x 2.5 m, có bố trí lỗ thoát khí có đường kính D=20cm để ngăn ngừa hiện tượng chân không trong ống. Phần ống hạ lưu được nối tiếp với sân tiêu năng ở cao độ 1467.55m, hình thức tiêu năng đáy kết hợp với mố nhám gia cường. Nước sau khi qua bể tiêu năng sẽ đổ vào kênh xả hiện hữu ở hạ lưu công trình.
Hệ thống thông khí phá chân không của Xi phông được thiết kế bằng các ống thép đặt ở đỉnh Xi phông. Cao độ đầu ống được bố trí như sau :
Tính từ phía cống xả đáy, khoang cống xả đáy là khoang số 1.
Tại khoang số 3 : Cao độ mép trên của ống : 1477.15m
Tại khoang số 4 : Cao độ 1477.25 m
Tại khoang số 5 và 6 : Cao độ 1477.35 m
Tại khoang số 7 và 8 : Cao độ 1477.40 m
Tại khoang số 9 và 10 : Cao độ 1477.50
Tại khoang số 1, 2 và 11, 12 : Cao độ 1477.60
Với cách bố trí như trên, khi có lũ về, đầu tiên khoang số 3 sẽ làm việc theo hình thức Xi phông, 11 khoang còn lại theo hình thức tràn tự do. Nếu lũ tiếp tục tăng lên khoang số 4 sẽ tham gia tháo lũ theo hình thức Xi phông và cứ tiếp tục như vậy, lần lượt các cặp khoang 5,6 – 7,8 – 9,10 sẽ tham gia xả lũ. Khi mực nước hồ dâng đến cao độ 1477.60 thì 4 khoang sau cùng là 1,2,11,12 sẽ làm việc theo hình thức Xi phông.
Để chủ động trong việc đón lũ, tăng khả năng tháo trước khi lũ về đột ngột, tại các ống phá chân không được lắp van điều tiết không khí. Trong trường hợp khẩn cấp, khi mực nước hồ chưa đạt đến cao độ 1477.50 nhưng dự báo có 1 đợt lũ lớn sắp về, có thể khóa tất cả các van và lúc này, cả 12 khoang Xi phông sẽ tham gia tháo lũ với lưu lượng tháo tối đa.
Trên tổng chiều rộng 27.9 m bao gồm 12 ống Xi phông được cắt thành 3 Block để tạo điều kiện thuận lợi cho thi công và chống tình trạng lún không đều, chiều rộng mỗi Block là 9.5m.
Nước sau khi ra khỏi ống Xi phông được phá năng bằng hai hàng mố nhám cách nhau 1.5m, khoảng cách giữa các mố là 1.8m và bố trí so le. Sau đó được tiêu năng tiếp bằng bể tiêu năng có chiều sâu d = 0.7m và chảy qua ngưỡng tiêu năng hình răng cưa trước khi đổ vào kênh xả hạ lưu hiện hữu có cao độ 1467.55 m.Toàn bộ hệ thống tiêu năng có kết cấu bằng BTCT M200.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   11°56'41"N   108°26'43"E

Nhận xét

  • Ngày càng mọc thêm mấy cái nhà hàng ven hồ làm mất đi vẻ đẹp của Đà Lạt.
  • Từ từ rồi hình mới sẽ có nước thôi .
  • Vấn đề là khi nhiều mems quốc tế nhìn bản đồ Đà Lạt từ đó giờ sẽ chê Đà Lạt xấu quá vì toàn nhà với nhà, thiếu màu xanh của công viên và hồ nước. Đúng là xui xẻo.
  • google map lâu cập nhật hình mới
  • Uhm, hình như 2 3 năm mới cập nhật một lần, nhưng mua bản đồ của nó cũng phải tốn tiền nữa đấy.
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 12 năm trước