làng Vồm (Đại Khánh)

Vietnam / Khu Bon Cu / Thanh Hoa /
 làng, thôn  Thêm thể loại

Nơi địa linh nhân kiệt!!!
Tương truyền rằng đất này là nơi phát tích của ông quận công thứ 19-Lê Hy(Đông Khê- Huyện Đông Sơn)???!!! Là địa danh Nổi tiếng với Danh thắng Bàn A Sơn, chùa Vồm!!!
Có bài vè nói về ông quận công thứ 19 được truyền qua nhiều thế hệ người dân làng Vồm. Nhưng độ chính xác chưa được kiểm chứng!!


Làng ta có đất địa đồ
Có sông tắm mát có hồ hoa sen
Đôi bên trái núi song tuyền
Đền từ đằng trước chùa chiền đằng sau
Khen ai khéo tạc cơ màu
Trước nghè lại có cái cầu gỗ lim
Kẻ qua người lại trông xem
Đất này đắc địa phát liền quận công
Trước hồ có núi bàn cung
Tạc bia đôi chữ thánh chung rõ ràng
Trong làng phú thịnh giầu sang
Có đôi ba chữ thếp vàng treo đây
Có quan tiến sĩ ta nay
Bỏ đi từ thuở những ngày còn thơ
Bây giờ gươm giáo trống cờ
Thuyền bè súng ống ghé vô Bến tuần
Truyền quân đội lệnh chi quan
Có tờ tin tức cho dân tỏ tường
Dân rằng dân chẳng vội vàng
Dù Người có được quan sang mặc tình
Quan nghe nỗi trận lôi đình
Sai quân đào núi thất tinh đắp đàng
Làm cho tuyệt lối quan sang
Lấp khe nước chảy cho làng biết tay
Làm cho liền phận, liền ngay
Làm cho trông thấy lúc này quả nhiên
Làm cho trông thấy nhãn tiền
Quân quan ta đẩy mũi thuyền ta đi
Dân mà bội bạc viền chi
Thời ta vô dũn ta đi thị cầu
Về nhà Tiến ngựa ta đi
Khai sơn lập ấp dân thời được ơn
Đi cho khắp huyện Đông Sơn
Chẳng dân nào "quý" bằng dân làng Vồm
Đi ra lập trại đóng đồn
Sống nhờ đất khách Chết chôn quê người
Ở đâu cũng gạo cũng tiền
Dân mà bội bạc còn viền mần chi.
Các thành phố lân cận:
Toạ độ:   19°52'39"N   105°44'44"E

Nhận xét

  • NGÔ THÌ SĨ NGƯỜI TÔ VẼ BỨC HOẠ ĐỒNG QUÊ BÀN A SƠN THẬP CẢNH Ngô Thì Sĩ (1726 -1780 ) Tự là Thế Lộc Hiệu là : Ngọ Phong - Đạo hiệu : Nhị Thanh cư sĩ Ông là một sử gia, một nhà thơ, nhà văn nỗi tiếng Sinh ngày 20 tháng 9 năm Bính ngọ Tức ngày 15 tháng 10 năm1726 tại Tả Thanh oai huyện Thanh oai trấn Nam sơn nay là xã Đại thanh - Thanh trì - Hà Nội Sự nghiệp thi cử - quan trường của ông tương đối chật vật. Mãi đến năm 1766 ông mới đỗ Hoàng giáp - Tiến sĩ khi đó đã bước vào tuổi 40. Năm sau 1767 ông được bổ nhiệm làm quan Hiến sát xứ Thanh Hoa . Trong triều, ngoại nội đều quí mến nhân cách của ông . Ông thường đi du lịch thăm thú nhiều nơi danh lam thắng cảnh . Khi làm hiến sát xứ Thanh Hoa ,năm Mậu tý niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1768 ) ông đến vãng cảnh chùa Vồm - núi Đại Khánh với thành Tư Phố cổ kính, phong cảnh nên thơ hữu tình , nơi tụ thuỷ quần non hùng vĩ ,ông cho dựng chòi trên núi Đại Khánh ngồi xem sóng nước, và đặt tên là Bàn A Sơn rồi làm bài minh cho khắc vào bia đá. Tại đây ông thành lập hội thơ Quan lan sào do ông làm chủ soái. Hội Quan lan sào làm rất nhiều thi phú khắc vào vách núi đá, từ bên trái chùa suốt dọc vách đá cheo leo dựng đứng tới tận sát sông Lường (sông Chu). Không có số lượng thống kê chính sác nhưng đã là người làng Vồm và ai đã từng đến thăm thú vãng cảnh nơi đây từ những thập niên 80 thế kỷ 20 tức từ năm1975 trở về trước thì biết rất rõ .Số lượng ước chừng từ vài chục bài trở lên . Riêng thi sĩ họ Ngô có cả Quan lan thi tập .( tức tập thơ xem sóng) hiện nay phía bên trái chùa Vồm chỉ còn hai bài thơ của thừa tướng họ Trần và tiến sĩ Dương xuyên hầu Trần Bá Tân là còn tương đối nguyên vẹn chưa bị phá huỷ. Còn những bài thơ của những vương tôn chí sĩ như vua Lê Cảnh Thống , chúa Trịnh Sâm , hội Quan lan sào , tiến sĩ Bùi Dị …v.v…được khắc dọc theo vách đá dựng đứng từ chùa tới giáp sông Chu dài trên hai trăm mét vào những năm thập niên 80 thế kỷ 20 đã bị những người dân địa phương bắn mìn lấy đá xây dựng và nung vôi phá huỷ hoàn hoàn . Nỗi tiếng nhất có lẽ vẫn là Bàn A Sơn thập cảnh Đây thực sự là một bức hoạ đồ mà hoạ sĩ, thi sĩ tài ba họ Ngô đã khắc hoạ lại một cách tinh tế. Mười cảnh đẹp ở một vùng địa linh nhân kiệt như bản tình ca đồng nội dân dã , non xanh nước biếc hùng vĩ, kỳ thú do thiên nhiên và con người kiến tạo. Một Bàn A Sơn dưới ngòi bút tài hoa của Ngô thì Sĩ xã Đại Khánh thời bấy giờ và cả sau này như được chắp cánh bay lên . Thời Ngô Thì Sĩ đến đây vịnh phú đề thơ, tiếng chuông chùa Vồm như linh thiêng hơn , từ rừng thiền lâm tuyền ổn thế chim kêu vượn hót, hai bên sông ngân vang tiếng chuông chùa vọng vào thinh không đá núi, vọng vào hồn cốt người dân làng xã Đại Việt . Làng Vồm Đại Khánh bước vào lịch sử bằng thơ ca, nhạc hoạ sâu lắng, thâm trầm nhưng rất đổi bình dị khiêm nhường (Hữu xạ tự nhiên hương) Hơn thế nữa thập cảnh Bàn A Sơn còn được một văn nhân khuyết danh nào đó đồng cảm diễn nôm rất tuyệt vời ,tinh tuý giầu cảm xúc, dễ đi vào lòng người. Các quần thể kiến trúc độc đáo như mười mảng ghép của một bức tranh đồng quê hoàn mỹ,được gắn kết bởi những mảng mầu kỳ diệu ,mà cái trục chính như một đường hoàng đạo. Dãy Bàn A Sơn - chùa Vồm là TÂM ĐIỂM Đặt trong bối cảnh hơn ba trăm năm về trước vào cái thời ông Ngô Thì Sĩ đang ngồi ngắm sông, uống rượu ngâm thơ cùng tao đàn Quan lan sào ở một cái chòi dựng trên núi Bàn A , nơi này còn hoang vu và sơ khai lắm, con người và nhà cửa không đông đúc và chật hẹp như bây giờ. Hảy mường tượng ra một vùng đồng bằng bán sơn địa rộng lớn ,với rừng cây um tùm núi non trùng điệp,hang động kỳ thú, hai dòng sông đổ về như thác bị chắn bởi hai dảy núi để ta cảm nhận cái mảnh ghép đầu tiên . Hai dãy núi Bằng Trình và Đại Khánh mờ trong sương sớm, hay lúc chiều tà khi hoàng hôn buông xuống để rồi thành :Non xanh một cụm giăng màn . Đó là(Khánh Bằng liệt trướng ) Sau sơn thì ta gặp thuỷ, một nét vẽ hữu tình của tạo hoá là hai con sông Lường giang ( sông Chu) và Mã giang (sông Mã) sóng đôi, gặp nhau tại ngã ba đầu kết tình huynh đệ , hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Tri kỷ tình thắm càng nồng , hoà trộn vào nhau cùng xuôi về biển cả ,với tình yêu của ngàn non nên sông cứ trẻ mãi không già để cho : Gió tung hai giải tràng giang lộng buồm chính là (Lường Mã song phàm ) . Đứng trên đỉnh Bàn A Sơn thì thấy rất rõ hai cánh buồm no gió căng tràn sức sống ,nhẹ luớt trên đôi dòng sông lụa , sông trăng . Phía đông là dãy núi Hàm Rồng trùng điệp bay bổng như ẩn như hiện trong mây. Gần hơn một chút phía nam là dãy núi hình con voi ở xã Đại bái với một không gian đồng bằng có tầm nhìn rộng hàng mấy trăm trượng nhìn đôi dòng ánh bạc vừa mát vừa trong thì voi nào mà chẳng muốn ra giỡn sóng vậy mới là :Voi đá thấy sóng muốn chồm (Thạch tượng dục hà) Một tác phẩm đã có cách đây hàng mấy chục vạn năm có phần già cỗi hơn cả là núi Đọ, một trong những cái nôi của loài người thời kỳ đồ đá . Một hòn núi vô tri vô giác lại trở nên sống động hoá tâm hồn, không những thế nó còn trở thành một con vật trong nhóm tứ linh được thờ phụng ở nhiều nơi tại các đền chùa miếu mạo trong cõi linh thiêng (Rùa như cũng muốn dỡn nguồn nước trong ) mà cụ Ngô gọi là : Linh quy hí thuỷ . Tiếp đến Ngô thì sĩ tô vẽ thật tài tình cả bức hoạ đồ hiện ra hết sức chân thực Cổ độ kỳ đình Viễn sầm yên thụ Cô thôn mao xá Cách ngạn thiền lâm Giang trung mục phố Sơn hạ ngư kỵ Để rồi một thi sĩ đời sau phóng tác Vọng đài bến cũ cờ dong Um tùm cây đứng xa trông mịt mù Nhà tranh thôn bé lặng tờ Chuông chùa nghe điểm đâu bờ bên kia Chồng chềnh bãi nỗi trâu quỳ Tựa ghềnh ngư phủ chiều về ngắm mây Mỗi câu thơ là một mảng ghép của tổng thể bức hoạ đồ về một vùng quê. Một mái đình thường xuyên treo cờ nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xã như một vọng đài. Một bến nước thân quen, một cây đa cổ thụ là nơi hò hẹn cuả những đôi trai thanh nữ tú, tạo nên một làng quê Việt Nam yên ả thanh bình .Từ Bàn A Sơn phóng tầm mắt ngút ngàn rừng thẳm là núi Nưa trong sương khói mịt mù, thấp thoáng những mái nhà tranh nhỏ bé đìu hiu đâu đó trên xóm núi mờ xanh . Trong cái không gian tĩnh lặng u tịch vẳng nghe tiếng chuông từ Thái Bình tự trên núi Bằng Trình bên kia sông Lường vọng lại như ru hồn người vào cõi thiên thai, bao nhiêu muộn phiền nhẹ tan vào mộng ảo . một bãi nỗi giữa dòng Luờng Giang nằm phía trên hai dãy núi Bằng Trình và Bàh A Sơn như một hòn đảo nổi mỗi khi chiều về lấp lánh muôn ánh bạc, những đàn trâu ăn no tắm mát thoả thích vẫy vùng, những chú mục đồng tóc ba chòm khoả nước nghịch đùa tung bọt trắng xoá, rộn rã tiếng cười vô tư. Trên những con thuyền nhỏ xóm vạn chài khói lam chiều hăng hắc cay xè mắt người thiếu phụ, dòng mây bạc đục như sương lững lờ bay theo sóng biếc . Mấy bác ngư ông tựa ghềnh đá ngắm từng đám mây ngũ sắc bồng bềnh trôi nỗi trên bầu trời tà tà ánh dương. Khi hoàng hôn dần buông là các bác lại bước vào một ngày làm việc nhọc nhằn vai đẫm sương đêm .Tiếng mõ lóc cóc khua vang lúc khoan lúc nhặt, từng đàn cá lớn bé được lùa vào lưới . Ngày mai phiên chợ Vồm các bà các chị vợ ngư lại sung sướng cầm những đồng bạc bán cá mua gạo, mua rau, con các bác ngư trong xóm chài nghèo lại rộn rã tiếng cười hỉ hả .Đời thường là thế, nó cứ nỗi trôi lặng lẽ vô tư đếm thở nhịp thời gian . . Mười cảnh đẹp đó như bức hoạ đồ sơn thuỷ hữu tình mà Ngô Thì Sĩ để lại cho đời sẽ mãi là niềm tự hào của người làng vồm qua nhiều thế hệ , nếu chúng ta biết trân trong bảo tồn . Khánh bằng liệt trướng Lường Mã song phàm Thạch tượng dục hà Linh quy hí thuỷ Cổ độ kỳ đình Viễn sầm yên thụ Cô thôn mao xá Cách ngạn thiền lâm Giang trung mục phố Sơn hạ ngư kỵ Một thi sĩ khuyết danh phóng tác Non xanh một cụm giăng màn Gió tung đôi giải tràng giang lộng buồm Voi đá thấy sóng muốn chồm Rùa như cũng muốn dỡn nguồn nước trong Vọng đài bến cũ cờ dong Um tùm dây dứng xa trông mịt mù Nhà tranh thôn bé lặng tờ Chuông chùa nghe vẳng đâu bờ bên kia Chồng chềnh bãi nỗi trâu quỳ Tựa ghềnh ngư phủ chiều về ngóng mây . Thập cảnh Bàn A Sơn được Ngô Thì Sĩ vẽ bằng thơ chỉ còn trong nuối tiếc. Hôm nay cái còn cái mất , để biết rõ những địa danh , phong cảnh của cả một vùng tổng Đại Bối xuất hiện trong thi ca của Ngô Thì Sĩ và các vua chúa , khanh tướng , nho sĩ ngày xưa thì chỉ còn đi tìm trong ký ức của các cụ già và những mảng ký ức ấy đang ngày một vơi dần đi khi mà dĩ vãng đó được lớp sau kế thừa trong tưởng tượng . ***
  • Đặng Thắng ***** Làng vồm Huyền thoại&lịch sử Đặng Thắng ************ LÀNG VỒM HUYỀN THOẠI và LỊCH SỬ *** Điển tích ÔNG VỒM TRONG LÒNG MỌI THẾ HỆ NGƯỜI DÂN ĐẠI KHÁNH Quá trình hình thành làng Vồm tự bao giờ chẳng ai rõ và cũng chẳng sử sách nào ghi chép lại .Tính đến khoảng đầu thế kỷ thứ x có một hào trưởng họ Dương là ông Dương Đình Nghệ cai quản cả một vùng rộng lớn từ dảy núi Ngũ Hoa sơn làng Giàng nơi có nền văn hoá Đông Sơn, đến chân núi Đọ, một trong những cái nôi của loài người thời tiền sử đồ đá cũ, Một quận lỵ sầm uất xa xưa đã có thànhTư Phố,huyện Tư Phố quận Cửu Chân từ thời thuộc Hán từ năm 111 TCN . Cho mãi đến đời nhà Nguyễn năm 1804 theo chỉ dụ của vua Gia Long thành Tư Phố trấn Thanh Hoa được dời từ làng Dương xá ( thuộc Thiệu Dương và Thiệu Khánh ngày nay ) về làng Thọ Hạc huyện Đông Sơn để xây dựng trấn lỵ, vì Thanh Hoa năm đó bị lụt lội nặng nề, nên nhà vua chấp nhận đề nghị của trấn thần bãi miễn xây thành . Mãi đến năm Minh Mạng thứ chín (Mậu tỵ 1828) thành mới được khởi công , Năm đó Thanh Hóa được mùa lớn nên chỉ trong thời gian rất ngắn thành đã được xây dựng xong ,và từ đây thành Tư Phố cổ xưa đã có tên là Hạc Thành hay Trấn thành, tỉnh lỵ của tỉnh Thanh Hoá. Từ những di vật khảo cổ còn lưu giữ được tại bảo tàng Thanh Hoá thì làng Đại Khánh cũng nằm trong lãnh địa của ông hào trưởng họ Dương hùng mạnh với ba ngàn tráng sĩ là con nuôi . Ngài mở lò luyện võ thu nạp nhân tài,làm vây cánh mưu cầu đại sự đánh đuổi quân Nam Hán giành quyền tự chủ độc lập cho dân tộc. Sau thời ông Dương Đình Nghệ thì xuất hiên nhân vật Ông Vồm và Ông Bưng. Như vậy có cơ sở để tiên đoán làng Vồm ít nhất cũng có vào khoảng những năm cuối thế kỷ thứ x , Trong dân gian vẫn truyền tụng những câu chuyện vốn hư hư thực thực, mang tính truyền ngôn pha chút huyền thoại. Ông Vồm là một lực sĩ khổng lồ ,có sức khoẻ phi thường, người mở ấp, khai khẩn đất đai,chăn dắt con dân đầy huyền bí nhưng lại gắn với một nhân vật có thật trong lich sử có xuất thân lai lịch rõ ràng .Giai thoại ông Vồm đấu vật với ông Bưng huyền thoại nhưng lại rất đời thường bởi đô Bưng chính là Lê Phụng Hiểu, ở vào cuối thế kỷ thứ x đầu thế kỷ thứ xi thời Lý. Đã là người làng Vồm thì không ai là không biết .Dù truyền thuyết không được sử sách nào ghi chép lại, nhưng nó đã có một sức sống lâu bền, ăn sâu bám chặt vào nhân gian và có sức lan toả mãnh liệt ra khắp cả một vùng rộng lớn mà đời này qua đời khác được lưu giữ bằng miệng thế gian như câu ca “Trăm năm bia đá cũng mòn Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” Chuyên kể rằng : Lê Phụng Hữu là một con người phi phàm ,vóc dáng tướng mạo khác người,ông giỏi Võ nghệ , quyền cước , kiếm cung .Thời trai trẻ tung hoành đây đó luyện võ, thượng đài khắp moị nơi, nghe tin đồn có ông Vồm ở thành Tư Phố sức địch muôn người ,bèn tìm đến đọ tài cao thấp .Tương truyền ông Vồm có thể gánh được hai quả núi ,một hôm trên đường gánh núi lấn biển đến gần ngã ba đầu nơi con sông Lường hoà vào sông Mã chẳng may chiếc đòn gánh bị gãy, hai quả núi rơi xuống một bên là núi Bằng Trình và một bên là núi Đại Khánh . Sau này vào thế kỷ thứ 18, khi ông Ngô thì Sĩ làm Hiến sát xứ Thanh Hoa lên vãng cảnh đặt tên là Bàn A Sơn . Để khai thác hết cảnh đẹp nơi đây ông thành lập hội thi bút Quan lan sào do ông làm chủ soái. Trong tập thơ Quan lan sào thi tập của ông có một bài vịnh mười cảnh đẹp núi Bàn A trong đó có tả là Khánh Bằng liệt chướng .( Tức núi Đại Khánh và núi Bằng trình dăng hàng ) Giai thoại truyền lại rằng : Một ngày nọ ông Bưng tìm đến muốn gặp ông Vồm tỉ thí, khi tìm được đến nhà thì ông Vồm đi vắng , hỏi dân làng thì được biết ông Vồm đi hái củi ở rừng xa . Tò mò và mong muốn được đọ tài cao thấp nên ông Bưng quyết chí chờ đợi, Rồi cũng đến lúc trời ngã về chiều, cái nắng xiên khoai gay gắt bỗng chốc chùng xuống, trời đất như tối sầm lại,dân làng vội báo với ông Bưng rằng ông Vồm sắp viền đến nơi rồi, bởi gánh củi của ông che khuất cả bóng mặt trời đằng tây. Một thoáng sao lòng , nhưng bản lĩnh trận mạc đã nhiều khiến ông trấn tỉnh lại ngay, tích tắc sau Vồm ném gánh củi khổng lồ xuống, lừng lững bước tới, đối mặt với ông Bưng. Dẫu đã được dân làng thông báo và nghe danh đồn từ trước nhưng ông Bưng cũng không khỏi sững sốt , bởi thấy một người vóc dáng cao lớn khác thường, ông liền đứng phắt dậy tiến lại gần ra chiêu chào hỏi thể hiện đẳng cấp con nhà võ để thị uy, và có lời thách đấu . Chưa từng nghe tiếng đô Bưng,(tên nghệ danh của Phụng Hiểu), nay thấy một kẻ ngạo mạn nhếch mép cười như khiêu khích ,máu nóng trong người ông sung sục sôi lên ,mặc dù vừa đi đốn củi từ rừng sâu về đã thấm mệt , chẳng cần suy nghĩ đắn đo gì, bản tính nóng nãy ông đáp từ rồi bất ngờ tung trưởng quyết ăn thua luôn với người khách lạ, đánh phủ đầu hòng dạy cho kẻ ngông cuồng một bài học .Nhưng đối thủ của ông cũng chẳng phải kẻ vừa , bởi sự lọc lõi tinh ranh ,bẳng thế võ thất sơn võ đạo phòng vệ kín , chuyển thế tấn công nhanh của mảnh thú, rất chủ đông . Chủ quan coi thường đối thủ, nên chỉ trong chớp mắt ông Vồm bị đối thủ lấy cái tỉnh chế cái động, quyền biến thân pháp cực kỳ mau lẹ, liền tránh và đặt đòn phản công khá chính sác và hóc hiểm nhấc bổng lên quật một đoàn chí mạng, thân thể đồ sộ của ông bay vút thật xa dính chặt vào vách núi và ông hoá thân thành đá .Từ đó sông núi chùa chiền, tên làng xã được mang tên ông. Nơi ông hoá thân dân làng nhớ ơn ông có công mở đất, dựng làng nên lập đền thờ tôn là thần hoàng. Một người bình thường khi hoá thân được đặt tên núi sông ,chùa chiền ,làng xã ,được dân làng tôn vinh là nhân thần lưu danh vạn đại trong lòng dân thì không thể là hư danh thần thoại. Điển tích này được gắn với thời trai trẻ khi còn trong chốn giang hồ của Lê Phụng Hiểu cũng là cơ sở để ta đặt lòng tin ông Vồm không phải là nhân vật thần thoại như lâu nay người ta vẫn nghĩ và nói như vậy . Ông sống cùng thời với nhân vật lịch sử Lê Phụng Hiểu . Chấp nhận tỷ thí vơí ông Bưng khi chưa có công trạng gì phò vua giúp nước, khi danh phận chỉ là võ biền thì đã bị ông Bưng quật chết nên không có cơ hội phát huy tài năng để được lưu danh trong quốc sử cũng là chuyện thường tình. Tìm đọc tiểu sử của Lê Phụng Hiểu sau khi làm quan phò tá ba đời vua nhà Lý ta thấy rất rõ ràng. Ông Phụng Hiểu sinh ngày mồng 8 tháng 1 năm 982 tại hương Băng sơn tổng Dương Sơn - huyện Cổ Đằng - lộ Thanh hoa ( nay thuộc làng xuân sơn xã Hoàng sơn huyện Hoàng Hoá tỉnh Thanh Hoá ). Từ nhỏ đã ham mê võ vật , đấu quyền , múa kiếm ném lao, có sức khoẻ phi phàm khi vua Lý Thái Tổ nghe danh đồn, ngài cho vời Phụng Hiểu vào kinh phò tá, rồi thăng đến chức Vệ tướng quân . Năm 1028 Lê Phụng Hiểu có công dẹp loạn tam vương, ông dẫn quân ra chém đầu Vũ Đức Vương . Đánh cho quân sĩ của hai vương khác là Đông Chính Vương và Dực Thánh Vương khiếp hồn bạt vía bỏ chạy tán loạn, giữ ngôi vị cho Lý Bạch Mã. Khi Lý Bạch Mã tức là vua Lý Thánh Tông lên ngôi ông được phong là Đô thống Thượng tướng quân. Năm 1044 ông hộ giá vua đi đánh Chiêm Thành, sau thắng lợi trở về được phong thưởng nhưng ông không nhận, chỉ xin vua cho được đứng trên núi Băng Sơn quê hương mình ném đao, ông ném xa đến đâu thì ông xin vua ban cho đến đó để mở đất lập nghiệp .Người đời sau bỗng gọi đó là tục ruộng thác đao điền. Lại nói về Ông Vồm ,ông là con dân làng Đại Khánh sống cùng thời với Lê Phụng Hiểu chỉ là người có công lập ấp, khai khẩn mở mang đất đai ,có công với làng xã chứ chưa được vinh dự phò vua giúp nước, nên không có danh trong quốc sử cũng chẳng có gì là lạ. Điều mà các thế hệ con dân làng Vồm quá khứ ,bây giờ,mai sau và mãi mãi muôn đời tôn sùng, Để lại một di sản phi vật thể về huyền thoại ông Vồm ,ông Bưng đấu vật là hoàn toàn có thực . Ông là biểu tượng như ngọn núi Bàn A sừng sững trường tồn .Ông Vồm là nhân thần và sống mãi trong lòng mỗi con dân làng Vồm - Đại Khánh . Lời bàn Tôi sinh ra ở thập niên sáu mươi thế kỷ hai mươi ,đến thời điểm này không phải là người quá già ,nhưng cũng không còn trẻ nũa . tuổi trẻ của chúng tôi ở cái thời cách mạng tháng tám đã thành công miền bắc vừa giải phóng, Tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ với biết bao kỷ niệm về quê hương ,bè bạn .Ở những thập niên sáu ,bảy mươi thế kỷ hai mươi chùa chiền miếu mạo ,núi non sông ngoài quê mình hầu như còn nguyên vẹn , đồng ruộng nhà cửa còn hoang sơ và thơ mộng lắm , làng xã không đô thị hoá đông đúc chật chội như bây giờ. Làng chỉ lác đác mỗi xóm có vài ngôi nhà ngói còn hầu như là nhà tranh vách đất ,hoặc được xây bằng đá lô xô, dân cư thưa thớt ,dân số ít ỏi . Tôi còn nhớ rất rõ làng mình có một cái đình to nằm ở trung tâm làng và chợ Vồm cũng họp ở đó .nhưng khi chúng tôi nhận thức được thì nó đã không còn . Cách mạng thành công chế độ phong kiến sụp đổ người ta không còn quan tâm đến cái cổ xưa nữa . Cán bộ thời tiền cách mạng ở làng xã phần lớn chỉ là những anh nông dân có tinh thần yêu nước , thành phần cơ bản dân nghèo .Vì thế trình độ còn hạn chế , thậm chí cán bộ UBKC cũng mới đi học bình dân học vụ xoá mù . Lúc đó tinh thần cách mang đang dâng cao người ta coi những phong tục đó là mê tín ,những luật lệ quy tắc hương ước của chế độ cũ cần được xoá bỏ , dân nghèo đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất , cũng vì thế nên nhiều công trình tâm linh đã bị xâm hại phá bỏ ,hoặc giả bỏ hoang .điều này cũng không phải chỉ có quê mình đâu , mà các nơi khác cũng thế. Hơn nữa từ năm 1960 phong trào hợp tác hoá đang lên cao, nên đình làng thành nơi sinh hoạt của các tổ đổi công, rồi những năm sau đó biến thành sân kho phơi lúa và chứa thóc của hợp tác xã. Thời thuộc Pháp làng ta cũng từng bị pháp ném bon vào chợ làng cũng chảng biết năm nào, thương vong là bao nhiêu ,tôi cũng chỉ được nghe các cụ già kể lại , chợ đang phiên họp đông thì máy bay ù ù xuất hiện dân làng chẳng hiểu mô tê chuyện gì thì nghe tiếng bom nổ hàng hoá vương vãi khắp nơi, nhiều nguời thân mình tan nát . sau trận bom kinh hoàng vì tiếc của và dân tình cũng đang nghèo đói nên nhiều người bất chấp sợ hải ,tang thương quay lại mót của, có người còn nhặt nhầm thịt người về nấu ăn . Đến thời kháng chiến chống Mỹ làng ta cũng nhiều lần bị bom Mỹ dội xuống một phần gần toạ độ lửa Hàm rồng , cây cầu huyết mạch trên tuyến đường Bắc Nam . Mặt khác các cơ quan sơ tán về đây rất đông như cơ khí tỉnh , trạm quân y 66 người miền nam tập kết ,ở chân núi Nành còn có cửa hàng bách hoá huyện ,củẩ hàng mua bán xã,và lúc đó chợ Vồm ở trung tâm làng cũng được chuyển xuống xóm núi . Dưới chân núi bàn a có cửa hàng vật liệu tàu thuyền hàng hoá tấp nập dưới sông. Hợp tác xã tổ chức đôi bốc vác rất đông hàng hoá đươc bốc lên dở xuống rất nhộn nhịp. Năm 1965 quê ta lại bị máy bay mỹ ném bom .vào lúc gần sáng khi mọi người con đang nồng say trong giấc ngủ thì bỗng từ đâu máy bay Mỹ gào thét trên đầu ,và tiếp theo là những tiếng nỗ chát chúa Bom mỹ dội xuỗng từ ao họ Phạm kéo rê theo một loạt điạ điểm ở các xứ đồng như Đồng nành ,Thượng điền ,Bờ ao ,Bải cát thật kinh hoàng nhưng cũng thật là may mắn trận bom năm ấy dân làng ta không một người xây xát chỉ có một số nhà hư hỏng nhẹ bom mỹ dội xuống như được một thế lực tâm linh nào đó che chở nên toàn rơi xuống ao xuống ruộng cả ,riêng một quả được cho là rơi trên bờ vào nhà một bà đội trưởhg có chồng đi B , bom cưa gảy mấy cây đoàn tay ,chiếc giường bà đang ngủ bị dựng nghiêng lên bom chui xuống đất nhưng lại tịt ngòi vì vậy bà vẫn bình an vô sự . Mấy ngày sau công binh về khai quất mà cũng chẳng tìm thấy vật gì thật là một điều kỳ lạ. Nhưng đến mùa hè năm bảy hai thì mới thật là một tai hoạ Bài Ca LÀNG TA và Tể tướng LÊ HY có phải quận công thứ mười chín . Một bài thơ u hoài, cảnh đấy người đâu luống dặm trường. Một câu hỏi không lời đáp, cho một nỗi buồn man mát xuyên suốt nhiều thế kỷ (chẳng dân nào “ quý ’’ bằng dân làng Vồm) cách nay hơn ba trăm năm rồi, ấy vậy mà khi chúng tôi dân làng Vồm ở khắp nơi trên thế gian này mỗi khi nhắc đến vẫn nhói đau , vẫn mang mang hoài niệm, chẳng thể nguôi ngoai nỗi đau trần thế , Đau không phải vì lõi lầm của quan dân làng tôi thời ấy, với nhân tình thế thái ,mà chúng tôi đau vì cái đất địa đồ phong thuỷ của quê hương đại phú ,đại quý đã đổi thay . Một câu hỏi về ngài quận công thứ mười chín người làng Vồm có liên quan gì đến tiến sĩ Lê Hy hay không ? . Trước hết chúng ta đi tìm trong quốc sử về lai lịch ngài tể tướng Lê Hy. Lê Hy có tên hiệu là Trạm Khê, sinh năm1646 và mất năm 1702 Quê ngài ở tổng Thạch khê huyện Đông Sơn nay là làng Thạch khê xã Đông khê huyện Đông sơn tỉnh Thanh hoá . Năm 1664 (Giáp thìn ) ông 18 tuổi đỗ đồng tiến sĩ xuất thân đời vua Lê Huyền Tông. Làm quan đến chức Thượng thư (như tể tướng) sau thăng lên Tham tụng , trông coi cả Trung phủ gián , được phong tước Lai Xuân Bá , ông từng đi sứ sang nhà Thanh. Ngoài ra ông còn là một văn sĩ , một sử gia Ông còn làm thơ trong đó có bài thơ tiễn Đặng đình Tướng đi sứ. Khoảng năm 1697 nhận lệnh của vua Lê hy Tông và chúa Định nam Vương Trịnh Căn ông tham gia soạn Đại việt Sử ký tục biên từ đời Lê Huyền Tông đến đời Lê gia Tông ( 1663 - 1705 ) và viết tựa cho sách ấy. Ông mất năm 1702 thọ 56 tuổi . Căn cứ vào đâu để nói rằng ông là quận công thứ 19 người làng Vồm ? khi mà gia phả các dòng họ ở làng Vồm hàng ngàn năm dựng làng mở ấp thất tán , không thể chứng minh được gì nhiều . Một số họ lớn trong làng như họ Trần ,họ Lê ,họ Nguyễn ,họ Phạm đến đây lập nghiệp lâu đời có chép được gia phả nhưng cũng hư hỏng không đầy đủ , hoặc giả khi thành Tư Phố di dời về Thọ Hạc một số dòng họ danh gia vọng tộc cũng bốc cả gốc rễ di chuyển theo về đô thị làm ăn sinh sống, rồi thất tán tứ phương. Bây giờ chỉ còn đi tìm câu trả lời trong huyền thoại dân gian mà thôi . Đúng sai thực hư đều là giả sử, không có cơ sở gì kiểm chứng . Giai thoại truyền khẩu chỉ trong ký ức từ đời này qua đời khác . Nhưng cái được nhiều hơn cả là tính nhân văn … Không biết phải bắt đầu từ đâu và từ thời nào . Nếu tính từ thời ông Vồm đấu vật với ông Bưng Lê Phụng Hiểu thì mốc là cuối thời Đinh đầu thời Lý. Làng Vồm cũng đã có ngót nghét ngàn năm . Nhưng cứ đời này đến đời khác các thế hệ người làng Vồm đều kể lại cho con cháu nghe và tự hào về một làng có đến mười tám vị quận công , nhưng để lý giải cụ thể ở dòng họ nào,vào thời nào ,thì không ai có câu trả lời chính sác . Duy họ Trần xuân có nói đến ông tổ là Trần xuân Phụ được vua phong quốc lão Quận công vào năm nào cũng không rõ , nhưng khoảng trên dưới 300 năm, còn các họ khác như họ Nguyễn ,họ Phạm, họ Lê chưa có cơ sở chúng minh. Gần đây trong Lịch sử Đảng bộ Thiệu Khánh có tìm thấy sáu bảy ông hương cống người Đại khánh (trước đây còn có tên gọi xã Đại Khánh) Bây giờ chúng ta giải mã bài thơ lục bát như một bức hoạ đồ ,một khúc ca bi ai, lưu truyền trong dân gian . Thực ra đây là khúc ca vô đề,của một tác giả khuyết danh mở đầu bằng việc tả cảnh khắc hoạ một vùng quê nông thôn Đại khánh trù phú : Làng ta có đất địa đồ Có sông tắm mát có hồ hoa sen Đôi bên trái núi song tuyền Đền từ đằng trước chùa chiền đằng sau Khen ai khéo tạc cơ màu Trước nghè lại có cái càu gỗ lim Một bức hoạ dư địa chí làng Vồm – Đại khánh được tái hiện thật rõ nét sinh động . Người xưa mưu tả nhẹ nhàng , nhưng thật tinh tế với sông núi hữu tình , làn nước sông vừa mát vừa trong thoả sức vẫy vùng và đâu đó từ Hồ sen rộng mênh mông bát ngát thoảng gió đồng nội, hương thơm dâng lên ngào ngạt . Đền từ đằng trước, chùa chiền đàng sau, chiếc cầu gỗ lim phía trước nghè Đức Ông vững trải bắc qua một bến nuớc trắng lấp lánh ánh bạc thuyền bè neo đậu, phía trên mờ xa là nghè Bà huyền ảo lung linh . Tạo hoá và con người cùng sắp đặt vẽ nên một bức tranh thuỷ mặc thật kỳ thú,sơn thuỷ hữu tình mà có lẽ chỉ thấy trong cung Vua ,Phủ chúa thời bấy giờ mà thôi. Rồi ở cái thế núi sông hùng vĩ ấy cũng sinh tình, phát tướng, làm đắm say, kéo níu bao vương tôn khanh tướng, mặc khách, văn nhân hội tụ về vịnh phú đề thơ. Kẻ qua người lại trông xem Đất này đắc địa phát liền quận công Trước hồ lại có bàn cung Tạc bia đôi chữ thánh chung rõ ràng Trong làng phú thịnh giàu sang Có đôi ba chữ thếp vàng treo đây Một làng quê trù phú sang giàu được vẽ nên bởi ở một nơi đắc địa, Bàn cung tạc nên hai chữ Thánh Chung thật rõ ràng sáng láng và trong cái làng Đại Khánh kia đã phú thịnh rồi lại còn giầu sang nữa thì hỡi ôi ! bao nhiêu hoành phi câu đối dẫu chỉ là đôi ba chữ thôi đều được sơn son thếp vàng mà treo dọc treo ngang mới xứng tầm là làng có nhiều danh gía vọng tộc . Có quan tiến sĩ ta nay Bỏ đi từ thuở những ngày còn thơ Bây giờ gươm giaó trống cờ Thuyền bè sung ống ghé vô bến tuần Truyền quan đội lệnh chư quân Có tờ tin tức cho dân tỏ tường Dân rằng dân chẳng vội vàng Dù người có được quan sang mặc tình. Trời ơi ! một ông quan trạng tiến sĩ vimh quy bái tổ mà sao lại bẻ bàng đến vậy ,thuyền quan đã cập bến Tuần có tờ tin tức ,mà dân làng Vồm cứ thờ ơ ,chẳng kẻ đoái hoài coi Ngài như người khách xa lạ qua đường ,nhân tình thế thái khinh khi coi thường đến thế là cùng . Vì sao vậy : Chuyện kể rằng làng Vồm thuở ấy có một gia đình người họ Lê tứ cố vô thân sống cuộc đời lam lũ, làm thuê cuốc mướn, chẳng có mảnh đất cắm dùi ,quanh năm lao khổ mà chẳng đủ ăn , nhưng nhờ trời vợ chồng ấy sinh hạ được cậu con trai mặt mũi khôi ngô, tướng mạo sáng láng thông minh ,khi cậu còn rất nhỏ thì cha mẹ bệnh tật qua đời ,không nơi nương tựa, không ruột già thân thích,cậu thành đứa trẻ mồ côi . Bởi còn quá nhỏ nên cậu chưa làm được gì để nuôi thân trên quê hương mình, nên phải đi tha phương cầu thực khắp nơi xin ăn qua ngày. Rất may lần đó cậu đến một làng ở huyện Đông Sơn có một cái chợ khá lớn người ta đồn là Mau Dũn, trong lúc đi xin ăn cậu được một ông chủ tốt bụng động lòng trắc ẩn nhận cậu về giúp việc vặt trong nhà ,thế là cậu thành con ở cho nhà ông phú hộ . Lại nói về nhà ông phú hộ giầu có nỗi tiếng một vùng, ông này nuôi riêng một ông thầy đồ có tiếng hay chữ và đức độ dạy học cho con trai mong muốn phát đường quan lộc làm rạng danh tổ tiên . Cậu con ở được giao các việc vặt trong nhà, cậu bé rất chịu thương chịu khó, ngoan ngoãn, tranh thủ làm hết mọi công việc được giao. Đến giờ thầy đồ dạy học cho cậu chủ, cậu mon men lại gần lén nghe học lõm, vạch chữ xuống đất rồi lẩm nhẩm đọc theo. Một ngày nọ ông thầy đồ nhìn thấy cậu đang lấy que làm bút, đất dưới chân cậu làm sách mãi miết viết chữ thì vô cùng ngạc nhiên và thán phục cậu bé có trí .Ông vờ thử hỏi cậu dăm câu, cậu không những trả lời lưu loát mà còn có nghĩa khí ,thì ông nhận thấy thực sự đây là một tài năng nếu được học hành chu đáo ắt sẽ thành danh giúp dân giúp nước, ông đem lời nhận định tương lai của thằng bé con ở nói chuyện với ông phú hộ, hơn nữa cậu bé con ông chủ học hành tối dạ chậm hiểu nếu có bạn học cũng sẽ vui hơn mà tiến bộ chăng . Nghe thầy đồ nhân hậu phân trình có tình có lý, ông phú hộ bằng lòng cho cậu cùng theo học ông đồ và nhận cậu làm nghĩa tử. Được thầy kèm cặp rèn rủa với tư chất thông minh bẩm sinh, chẳng mấy chốc cậu làu thông kinh sử .Năm tháng cứ thế dần trôi, cậu được ông chủ nhận làm con nuôi và cho theo học đến nơi đến chốn. Cậu mỗi ngày thêm trưởng thành, đi thi hương, thi hội, rồi thi đình. Đến năm mười tám tuổi cậu đỗ đại khoa đồng tiến sĩ. Khi Ngài đỗ đại khoa ngài không về ngay quê bố nuôi , Nỗi nhớ quê cha đất tổ da diết thúc dục ngài . Bởi là một nho sinh đỗ đạt thì ngài hiểu hơn ai hết cái đạo lý uống nước nhớ nguồn , (Cây hẳn có gốc,nước hẳn có nguồn ,con người phải có tổ tiên nếu không có tổ tiên thì thân ta từ đâu mà đến ),vì thế ngài muốn được về vinh qui bái tổ ,truớc là tri ân tiên tổ và cũng để được mát mặt với bàn dân thiên hạ, chia sẻ niềm vui với cố hương bản quán .Nhưng có lẽ đó là một việc làm sai lầm nhất trong cuộc đời ngài tiến sĩ . Bởi ngài cũng chẳng còn lạ gì một cái làng vốn dĩ đã phú thịnh giàu sang, lại có rất nhiều các vị quận công xênh sang mũ áo vào hàng danh gia vọng tộc thì sự coi thường khinh khi, ghen ghét những người có xuất thân hèn mọn kém cõi như ngài cũng là điều dễ hiểu vào thời điểm đó. Ngày vinh quy bái tổ của ngài sau nhiều năm lưu lạc trở về là sự cay đắng tủi hổ ê chề , bởi khi đến bến Tuần ngài đã có tờ tin tức như thông báo khẩn mà dân thì chẳng vội vàng , dù người có được quan sang mặc tình . Đau đớn uất hận ngài nỗi cơn thịnh nộ lôi đình, muốn phá tung đào bới triệt phá một cái gì đó cho hả dạ, để rửa nhục, và cũng làm cho quan dân làng này biết tay. Với trí tuệ siêu phàm của mình thì ngài biết phải làm gì Quan nghe nỗi giận lôi đình Sai quân đào núi thất tinh đắp đàng Làm cho tiệt lối quan sang Lấp khe nước chảy cho làng biết tay Làm cho liền phận liền ngay Làm cho trông thấy đất này quả nhiên Làm cho trông thấy nhãn tiền Quân quan ta đẩy mũi thuyền ta đi Dân mà bội bạc viền chi Thời ta vô Rũn ta ra thị cầu. Còn cái giận nào hơn thế nữa chăng ? Bến tuần nơi ngài đậu thuyền rất gần chùa Vồm và quanh khu vực này được các pháp sư xem như một huyệt đạo phong thuỷ được xem là đắc địa nhất làng Thời Đó chùa Vồm có tên là Đại Khánh tự .chùa được làm trong động dưới chân núi Bàn A, hậu cung được đục liền vào vách đá, trên vách đá các nghệ nhân xưa tạc một bức phù điêu tượng đức Phật thiền định, có kích thước khổng lồ ( Nhiều người nhầm tưởng là tượng ông Vồm ) Tượng có chiều cao tới gần mười sáu thước chiều ngang cũng không dưới tám thước ta . Đó là một trong những bức tượng phù điêu khắc trực tiếp vào vách núi to lớn và đặc sắc vào bậc nhất nước Đại Việt thời bấy giờ. Phía trước chùa có bảy cái gò nỗi trông như một chùm sao mà các thầy địa lý gọi là thất tinh quang nghĩa là bảy vì tinh tú sáng án ngữ ,xa hơn một chút là núi Hộ sau đổi thành Tiên sơn trông thế như hổ phục, bên hữu chùa là khe nước chảy trên đường Hạ Mã mà các thầy địa lý coi như là cái mạch lưu thuỷ tụ khí phát đường làm quan lại , tướng lĩnh cho con dân đất này bền vững và lâu dài Nhưng than ôi ! Trong cơn uất ức, tuyệt vọng đến cùng cực , sân si nỗi loạn Ngài đã làm một điều mà bậc quân tử phải hổ thẹn với đất trời, và quan dân làng Vồm sau vụ việc ấy cũng ngậm hận thiên thu . Giai thoại còn kể lại rằng : Cả giân mất khôn lúc đó ngài như có quỷ dẫn đường ma chỉ lối , như tà tâm của kẻ tiểu nhân chỉ trong một đêm ngài đã cho quân lính san phẳng thất tinh cồn ,đắp con trạch như nhát chém tuyệt tình rồi ngài cho quân sĩ lấp luôn cái khe nước chảy , yểm vào cái mạnh nước thiêng tịt đường phát quan lộ, làm mất cái thế đắc địa của cả một làng vốn phát đạt đến cực thịnh trên nhiều lĩnh vực. Bấy giờ người ta còn đồn ngài có tà thuật của một pháp sư biết được phong thuỷ, gọi và sai khiến được cả âm binh tham gia hành sự, nên sự việc chỉ sảy ra trong vòng một đêm, sáng mai khi dân làng tỉnh dậy thì mọi việc đã được an bài và ngài đã rút đi một cách lặng lẽ êm thấm ,mà chẳng sảy ra bất cứ cuộc đụng độ cản trở nào . Ngược dòng sông Lường ngài dẫn đoàn tuỳ tùng đi vô Rũn huyện Đông Sơn là đường viền nhà, là quê hương cha nuôi đã có công dưỡng dục, cho ngài ăn học thành tài . Về nhà tiến ngựa ta đi Mở mang địa phận dân thì được ơn Đi cho khắp huyện đông sơn Chẳng dân nào “quí ’’ bằng dân làng Vồm Đi ra lập trại đóng đồn Sống nhờ đất khách chết chôn quê người Ở đâu cũng gạo cũng tiền Dân mà bội bạc còn viền làm chi . Lại nói về quê cha nuôi có công dưỡng dục ngài tiến sĩ . Đó là một làng quê thuần nông chất phác như bao vùng quê khác, một vùng quê người dân quanh năm lam lũ với ruộng đồng, giao thương buôn bán chỉ có cái chợ Dũn là được nhiều người biết đến . Nay được tin con nuôi ngài phú hộ đỗ quan tiến sĩ vinh quy về làng thì dân tình mừng lắm , cả làng mở hội linh đình đón rước tân quan tiến sĩ . Trống dong cờ mở ,long trọng tôn kính với đầy đủ các nghi thức lễ nghĩa ,và từ đó quê hương Thạch Khê xã Đông Khê huyện Đông sơn có một dòng họ Lê danh giá . Nhiều năm sau đó ngài ra làm quan phò vua giúp nước có nhiều công lao to lớn được phong tước hầu Lai xuân Bá và làm đến chức quan thượng thư (như tể tuớng) trong triều đình nhà Lê . Con cháu ngài dòng họ Lê làng Thạch khê xã Đông Khê trở thành dòng họ danh gia vọng tộc, nhiều đời có người có học vấn khoa bảng đỗ đạt thành danh, có nhiều công lao đóng góp cho đất nuớc. Dòng họ Lê và dân làng xã Đông Khê quê hương thứ hai của Ngài phát triển ngày càng hưng thịnh . Còn làng Đại Khánh thì ngược lại từ khi cái thế đất bị chắn lại, mấy vì tinh tú bị đào đi ,cái con trạch án ngữ trước chùa Vồm (bây giờ là con đê sừng sững ) như một cái gạch cắt ngang , một nhát chém luôn rỉ máu, vượng khí chẳng còn, cái mạnh ngầm sau chùa trên đường hạ mã bị yểm tịt vòi chẳng còn lưu thuỷ được nữa, kinh tế sa sút dần không còn được thịnh vượng như xưa, con em học hành chẳng còn đỗ đạt khoa bảng nữa, quan trường vắng bóng, nhân tài như lá mùa thu. Một làng có phong cảnh hữu tình đẹp nhất nhì xứ Thanh, có phong thuỷ đắc địa đại phú, đại quí bỗng bị trấn trạch phá tướng tứ tung mất hết linh thiêng, chỉ vì cái “bạc bẻo tình người”của dân“quý” làng Vồm - Đại Khánh . Không phải là trông thấy nhãn tiền đâu mà sau này nhiều thế hệ con dân làng Vồm và cho đến ngày nay nghiệm ra vẫn còn rất đúng . Thật tiếc thay … Bài ca LÀNG TA , quận công thứ mười chín có gắn với Tể tướng Lê Hy chợ Dũn làng Thạch Khê xã Đông khê huyện Đông sơn hay không ? giai thoại cũng vẫn chỉ là giai thoại truyền khẩu lưu truyền trong dân gian mà thôi .
Bài viết này được chỉnh sửa lần cuối 11 năm trước